Cao Bằng

Liên hệ

Bùi Đình Triệu - Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng

84.91327914

Đánh giá môi trường đầu tư

Xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ... Ông Phạm Vũ Luận >> Xem chi tiết

Bản đồ

Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng

Địa chỉ: Số 030 Xuân Trường, phường Hợp Giang, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng

Điện thoại 84.91327914

Email:

Website:sokhdt.caobang.gov.vn/

Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản

Vị trí địa lý: Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.

Diện tích: 6.724,6

Dân số: 528.100

Địa hình: Mang đặc điểm của cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh.

Đơn vị hành chính: Có 01 thị xã (Cao Bằng) và 12 huyện (Hoà An, Quảng Uyên, Phục Hoà, Trà Lĩnh, Thạch An, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Trùng Khánh, Hạ Lang, Thông Nông, Hà Quảng).

Tài nguyên thiên nhiên: Đất là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế của Cao Bằng. Hiện tỉnh có khoảng 140.942 ha đất có khả năng phát triển nông nghiệp, 408/705 ha đất phát triển lâm nghiệp. Rừng Cao Bằng có nhiều loại gỗ và thú qúy như: nghiến, sến, tô mộc, gấu, hươu, nai,… Cao Bằng còn có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú với 150 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau như: thiếc, vonfram, vàng, chì, kẽm, uran,… trong đó có những mỏ quy mô lớn tập trung ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh,

Tài nguyên du lịch: Cao Bằng có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng (Thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, đỉnh núi Phja Oắc cao 1931m,...) cùng nhiều di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng như: di tích lịch sử Pác Bó - nơi Bác Hồ về nước sau 30 năm bôn ba nước ngoài, khu rừng Trần Hưng Đạo - nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, khu di tích lịch sử Đông Khê, hầm pháo đài thị xã... Đây là tiềm năng lớn để Cao Bằng phát triển các loại hình du lịch.

Tài nguyên con người: Năm 2010, dân số Cao Bằng đạt 528.100 người, trong đó, số người trong độ tuổi lao động khoảng 331.400 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 28%.

Giao thông: Hệ thống giao thông của Cao Bằng duy nhất chỉ có đường bộ. Có 4 tuyến quốc lộ: 3, 4A, 34 và 4C, trong đó có quốc lộ 3 và quốc lộ 4 đã được cải tạo, nâng cấp. Tỉnh lộ gồm 9 tuyến chính và 2 tuyến nhánh hầu hết đạt tiêu chuẩn cấp V miền núi. 100% đường đến trung tâm xã được xây dựng đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn, cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu vận tải hàng hoá, hành khách nội tỉnh.

Hệ thống điện: Cao Bằng quản lý gần 85 km đường dây tải điện 110 kV, hơn 600 km đường dây 35 kV. Ngoài nguồn điện nhận từ lưới điện trung ương, Cao Bằng đã đầu tư xây dựng lại các nguồn phát của địa phương như Nhà máy Thuỷ điện Suối Củn - Thị xã Cao Bằng, Thuỷ điện Nà Tẩu - Quảng Hoà...Đặc biệt tỉnh đang xây dựng nhà máy thuỷ điện Nà Loà, đây là nhà máy thuỷ điện lớn nhất của tỉnh từ trước đến nay để phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt ở địa phương.

Hệ thống nước: Tại thị xã Cao Bằng sử dụng nước máy được xử lý qua dây truyền công nghệ của Pháp. Tại các thị trấn sử dụng hệ thống cấp nước tự chảy. Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch đạt 50% vào năm 2010.

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông tiếp tục được nâng cấp mở rộng; phủ sóng điện thoại di động tới 13/13 huyện thị và các vùng lõm của tỉnh; cấp quang hóa 100% các tuyến truyền dẫn nội tỉnh; tỷ lệ điện thoại trên 100 dân tăng nhanh ước đạt 85 máy năm 2010.

Hệ thống Khu công nghiệp: Cao Bằng có 01 khu công nghiệp là KCN Đề Thám, diện tích quy hoạch 92,21ha. Hiện nay KCN này đang triển khai san gạt mặt bằng giai đoạn 1 được khoảng 50% diện tích.

Cơ cấu kinh tế:


Từng bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp-xây dựng,  thương mại-dịch vụ; giảm dần tỷ trọng nông-lâm nghiệp.

Năm

2005

2006

2007

2010

Nông – lâm - thuỷ sản

39,7%

36,5%

36,8%

33,2%

Công nghiêp – xây dựng

18,5 %

25,7%

23,9%

21,15%

Dịch vụ

41,8 %

37,8%

39,3%

45,65%




Tốc độ tăng trưởng:


Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt trên 11,5 %/năm; GDP bình quân đầu người đạt 605 USD.

Năm

2005

2006

2007

2010

GDP

10,6%

11,0%

12,1%

12,5%


Thu hút đầu tư:


1. Thu hút đầu tư giai đoạn 2006 – 2010 (gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài - FDI): thu hút 114 dự án; tổng vốn đăng kí 25.107,908 tỷ VNĐ và 41,044 triệu USD
+ Đầu tư trong nước: thu hút 101 dự án; tổng vốn đăng ký 24.451,265 tỷ VNĐ
+ Đầu tư nước ngoài: thu hút 11 dự án; tổng vốn đăng ký 31,075 triệu USD

2. Lĩnh vực kêu gọi đầu tư: công nghiệp, xây dựng hạ tầng đô thị, giao thông, nông nghiệp, thương mại – du lịch

Chat qua zalo