Quảng Bình

Liên hệ

Ông Võ Thanh Đức - Giám đốc - Trung tâm tư vấn xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình

84.982 092 915

info@investinquangbinh.vn, cip.quangbinh@gmail.com

Đánh giá môi trường đầu tư

Tỉnh Quảng Bình nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, với vị trí nằm trên Hành lang kinh tế Đông – Tây, Quảng Bình là điểm gần nhất từ Việt Nam tới Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và Myanmar với chiều dài khoảng 250km.Quảng Bình có hệ thống giao thông rất thuận lợi, với đường sắt, đường thủy, sân bay và cảng biển nước sâu cùng với đường bộ chạy thẳng tới cửa khẩu quốc tế với Lào.Được mệnh danh là “Vương quốc của hang động”. Tỉnh Quảng Bình có Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên Thế giới với các tiêu chí về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học và cảnh quan môi trường, có hang Sơn Đoòng – hang động đẹp và lớn nhất Thế giới. Hang động kỳ vĩ kết hợp với những bãi tắm đẹp nổi tiếng chạy suốt dải bờ biển dài 116 km với nhiều cảnh đẹp hoang sơ và hội tụ đủ điều kiện để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hàng năm, Quảng Bình đã đón hơn 3 triệu khách du lịch; Tạp chí The New York Times đã bình chọn Quảng Bình đứng thứ 8 trong 52 điểm đến du lịch hấp dẫn nhất hành tinh và là điểm đến hấp dẫn nhất Châu Á.Quảng Bình cũng...

Bản đồ

Trung tâm tư vấn xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng Bình

Địa chỉ: Đường 23/8, Phường Đồng Phú, Thành phố Đồng Hới, Quảng Bình

Điện thoại 84.982 092 915

Email: info@investinquangbinh.vn, cip.quangbinh@gmail.com

Website:http://investinquangbinh.vn/

Các lĩnh vực ưu tiên: khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực mà Quảng Bình có thế mạnh và đang ưu tiên thu hút đầu tư như: + Du lịch, dịch vụ: Khu du lịch; khách sạn, nhà hàng; khu vui chơi giải trí; trung tâm thương mại; dịch vụ du lịch lữ hành,.. + Công nghiệp chế biến, chế tạo, nhà máy sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ; nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng; nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu; nhà máy chế biến thủy, hải sản xuất khẩu,.. + Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, ưu tiên đầu tư nhà máy sản xuất điện gió; + Nông nghiệp sử dụng công nghệ cao trong trồng trọt và chăn nuôi: sản xuất nông sản sạch xuất khẩu; trông cây dược liệu; đầu tư nuôi trồng, chế biến gia súc (Lợn, Bò) xuất khẩu,.. + Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp; hạ tầng trong khu kinh tế; hạ tầng khu đô thị, khu dân cư;..

Vị trí địa lý: Toạ độ địa lý ở phần đất liền là:
+ Điểm cực Bắc: 18005’ 12" vĩ độ Bắc 
+ Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc 
+ Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông 
+ Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đông
Phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh; phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với Lào, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Trị.


Diện tích: 8.065,3 km2

Dân số: 893.000

Địa hình: Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. 85% Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ diện tích được chia thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển.

Đơn vị hành chính: 08 đơn vị hành chính, gồm: Thành phố Đồng Hới; thị xã Ba Đồn; các huyện: Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Ninh, Lệ Thủy.

Tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên đất: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.
+ Tài nguyên động, thực vật: Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha - Kẻ Bàng.
Về động vật có: 493 loài, 67 loài thú, 48 loài bò sát, 297 loài chim, 61 loài cá... có nhiều loài quý hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ...
Về đa dạng thực vật: Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha, rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397 ha rừng thông, diện tích không có rừng 146.386 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống loài: có 138 họ, 401 chi, 640 loài khác nhau. 
+ Tài nguyên biển và ven biển: Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông, trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La; Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà không cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu.
Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.
Mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: Với 5 cửa sông, Quảng Bình có vùng mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích 15.000 ha. Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8 rất thuận lợi cho nuôi tôm cua xuất khẩu. Chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các ao nuôi tôm cua.
+ Tài nguyên nước: Quảng Bình có hệ thống sông suối khá lớn với mật độ 0,8-1,1 km/km2. Có năm sông chính là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hoà, sông Dinh và sông Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với dung tích ước tính 243,3 triệu m3.
+ Tài nguyên khoáng sản: Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trong đó, đá vôi và cao lanh có trữ lượng lớn, đủ điều kiện để phát triển công nghiệp xi măng và vật liệu xây dựng với quy mô lớn. Có suối nước khoáng nóng 105oC. Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.


Tài nguyên du lịch: Tỉnh có các danh thắng nổi tiếng như động Phong Nha, động Tiên Sơn, rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng, bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy, suối nước nóng Bang v.v... Trong đó, động Phong Nha là một trong những hang động lớn và đẹp nhất ở Việt Nam. Phong Nha - Kẻ Bàng là di sản thế giới thứ 5 của Việt Nam.

Tài nguyên con người: Lực lượng lao động trong độ tuổi có trên 532.000 người,chiếm 64,5% tổng dân số.
Đã qua đào tạo: 336.000 người, chiếm 63%.

Chưa qua đào tạo: 196.000 người, chiếm 37%

Giao thông: Quảng Bình có hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khá đồng bộ bao gồm sân bay, cảng biển, đường bộ, đường sắt và đường sông.
 + Đường bộ: Hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện (Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc - Nam) chạy dọc theo chiều dài của tỉnh.
* Tên và số lượng đường Quốc lộ đi qua: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 9B; Quốc lộ 12A; Quốc lộ 12C; Quốc lộ 15A; Đường Hồ Chí Minh nhánh Đông; Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.
* Tên và số lượng đường Tỉnh lộ: 19 tuyến tỉnh lộ với chiều dài khoảng 392km
* Tầm nhìn đến năm 2030
+ Đường sắt: Có đường sắt Bắc - Nam chạy qua và có ga chính tại thành phố Đồng Hới 
* Tên và số lượng đường sắt Quốc gia chạy qua: Đường sắt Bắc - Nam


Cảng biển Hòn La và 06 cảng thủy nội địa (Cảng Lèn Bảng; Văn Hóa; Đức Toàn; Quảng Trường; Cảng xăng dầu Ngọc Thanh; Cảng các Nhật Lệ). Cảng biển Hòn La có thể đón tàu 3 - 5 vạn tấn ra, vào; năng lực thông quan hàng hóa đạt 3 triệu tấn/năm.
Tầm nhìn đến năm 2030: Có thể đón tàu 7 vạn tấn ra, vào; năng lực thông quan hàng hóa đạt 7 triệu tấn/năm.

Hệ thống điện: + Có bao nhiêu trạm điện 110KV, 220KV: Có 9 trạm điện 110KV, 2 trạm điện 220 KV
+ Giá điện, các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa như thế nào: Theo giá điện của Bộ Công Thương quy định; các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa đáp ứng nhanh, đồng bộ.
Hệ thống điện lưới quốc gia 220kV và 110kV đồng bộ, đảm bảo cung ứng nhu cầu cấp điện cho nhà đầu tư.

Hệ thống nước: 07 nhà máy nước sạch và 113 cụm công trình nước sạch trên địa bàn tỉnh. + Công suất bao nhiêu m3/ngày: khoảng 70.000 m3/ngày đêm. + Đáp ứng bao nhiêu % cho Khu công nghiệp, khu dân cư: trên 85%. - Hệ thống xử lý chất (nước) thải: + Đối với chất thải: * Có bao nhiêu nhà máy xử lý chất thải: 01 nhà máy * Công suất tấn/ngày: 245 tấn/ngày đêm * Đáp ứng bao nhiêu % cho Khu công nghiệp, khu dân cư: + Đối với nước thải: * Có bao nhiêu nhà máy và hệ thống xử lý nước thải: 02 Nhà máy * Công suất bao nhiêu m3/ ngày: 10.500 m3/ngày đêm * Đáp ứng bao nhiêu % cho Khu công nghiệp, khu dân cư: Khoảng 30%

Hệ thống Bưu chính viễn thông:

Hệ thống Khu công nghiệp:

Cơ cấu kinh tế:


- Cơ cấu kinh tế:

Năm

2017

2018

Ước 2019

Nông - Lâm - Thủy sản

18,4 %

18,8%

18,1%

Công nghiệp – Xây dựng

26,4%

26,7%

26,9%

Dịch vụ

55,2%

54,5%

55,0



Tốc độ tăng trưởng:


- Tốc độ tăng trưởng GRDP:

Năm

2017

2018

Ước 2019

Tổng GRDP (tỷ đồng)

30.533

33.196

36.146

Tôc độ tăng trưởng (%)

6,62

7,03

7,20


- GRDP bình quân đầu người:

Năm

2017

2018

Ước 2019

GRDP (bình quân người)

34,6 tr đồng

37,4 tr đồng

40,5 tr đồng

Tôc độ tăng trưởng (%)




Thu hút đầu tư:


Đầu tư trong nước năm 2018 -2019:
+ Số lượng dự án: 99 dự án
+ Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 12.573 tỷ đồng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018 - 2019:
+ Số lượng doanh nghiệp:  03 doanh nghiệp
+ Số lượng dự án: 03 dự án
+ Tổng vốn đầu tư đăng ký: 650,2 tỷ đồng


Lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích: khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực mà Quảng Bình có thế mạnh và đang ưu tiên thu hút đầu tư như: 
+ Du lịch, dịch vụ: Khu du lịch; khách sạn, nhà hàng; khu vui chơi giải trí; trung tâm thương mại; dịch vụ du lịch lữ hành,..
+ Công nghiệp chế biến, chế tạo, nhà máy sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử, thiết bị công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ; nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng; nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu; nhà máy chế biến thủy, hải sản xuất khẩu,..
+ Năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, ưu tiên đầu tư nhà máy sản xuất điện gió; 
+ Nông nghiệp sử dụng công nghệ cao trong trồng trọt và chăn nuôi: sản xuất nông sản sạch xuất khẩu; trông cây dược liệu; đầu tư nuôi trồng, chế biến gia súc (Lợn, Bò) xuất khẩu,..
+ Đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp; hạ tầng trong khu kinh tế; hạ tầng khu đô thị, khu dân cư;..

Địa bàn ưu tiên, khuyến khích:
+ Địa bàn đặc biệt khuyến khích đầu tư: Các huyện Bố Trạch, Tuyên Hóa và Minh Hóa.
+ Địa bàn khuyến khích đầu tư: Thị xã Ba Đồn, các huyện Quảng Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy.

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư
Đối với các dự án ngoài KCN, CCN: Khi đầu tư vào Quảng Bình, ngoài được hưởng mức ưu đãi cao nhất của Chính phủ (Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất,..), các nhà đầu tư còn được tỉnh hỗ trợ ở những lĩnh vực được khuyến khích đầu tư. Hiện nay chúng tôi đã có chính sách tương đối đồng bộ để thu hút các nhà đầu tư như: hỗ trợ để giải phóng mặt bằng, đồng hành cùng nhà đầu tư giới thiệu, khảo sát, lập dự án. Hỗ trợ đầu tư các công trình ngoài hàng rào, như: điện, nước, đường vào chân công trình, cũng như tổ chức đào tạo cán bộ, công nhân cho các nhà đầu tư. 
Các văn bản pháp lý liên quan: 
- Nghị Quyết định số 19/2019/NQ-HĐND ngày 18/07/2017 của HĐND tỉnh Quảng Bình về Quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 45/2017/QĐ-UBND ngày 07/11/2017 của UBND tỉnh về quy định thủ tục thực hiện một số  chính sách ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết 19/2017/NQ-HĐND ngày 18/7/2017 của HĐND tỉnh


Chat qua zalo