Quảng Nam

Liên hệ

Ông Doãn Trọng Lân - Sở Công thương tỉnh Quảng Nam

0913.499.669

sct@quangnam.gov.vn

Đánh giá môi trường đầu tư

>> Xem chi tiết

Bản đồ

Sở Công thương tỉnh Quảng Nam

Địa chỉ: 7 Trần Hưng Đạo, Phường Tân Thạnh, Tam Kỳ, Quảng Nam

Điện thoại 0913.499.669

Email: sct@quangnam.gov.vn

Website:http://congthuong.quangnam.gov.vn/default.aspx

Các lĩnh vực ưu tiên: Các lĩnh vực ưu tiên:

Vị trí địa lý: Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng đồng bằng duyên hải miền Trung, ở trung độ của cả nước, có tọa độ địa lý từ 14057’10’’ đến 16o03’50” vĩ độ Bắc, từ số 107o12’40” đến 108o44’20” kinh độ Đông. Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 883 km về hướng Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 887 km về hướng Nam theo Quốc lộ 1A.
- Phía Bắc giáp: Tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
- Phía Nam giáp: Tỉnh Quảng Ngãi và Kom Tum.
- Phía Tây giáp: Nước CHDCND Lào và tỉnh Kon Tum.
- Phía Đông giáp: Biển Đông

Diện tích: 1.057.474 km2

Dân số: 1.501.100 người

Địa hình: Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển.

Đơn vị hành chính: Toàn tỉnh có 2 thành phố (Tam Kỳ, Hội An), 01 thị xã (Điện Bàn) và 15 huyện (Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nông Sơn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Núi Thành và Phú Ninh), với 244 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 207 xã, 25 phường và 12 thị trấn.

Tài nguyên thiên nhiên:
Tổng diện tích tự nhiên của Quảng Nam là 1.040.683ha được hình thành từ chín loại đất khác nhau gồm cồn cát và đất cát ven biển, đất phù sa sông, đất phù sa biển, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất thung lũng, đất bạc màu xói mòn trơ sỏi đá,... Nhóm đất phù sa ven sông là nhóm đất quan trọng nhất trong phát triển cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Nhóm đất đỏ vàng vùng đồi núi thuận lợi cho trồng rừng, cây công nghiệp và cây ăn quả dài ngày. Nhóm đất cát ven biển đang được khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản.

Trong tổng diện tích 1.040.683ha, diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất (49,4%), kế tiếp là đất dành cho sản xuất nông nghiệp, đất thổ cư và đất chuyên dùng. Diện tích đất trống đồi trọc, đất cát ven biển chưa được sử dụng còn chiếm diện tích lớn.

Loại đất

Tổng diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Đất lâm nghiệp

430.033

41,33

Đất chuyên dùng

26.133

2,5

Đất thổ cư

6.980

0.67

Đất chưa sử dụng

466.951

44,87


Tỉnh Quảng Nam có 425.921 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 40,9%; trữ lượng gỗ của tỉnh khoảng 30 triệu m3. Diện tích rừng tự nhiên là 388.803 ha, rừng trồng là 37.118 ha. Rừng giàu ở Quảng Nam hiện có có khoảng 10 nghìn ha, phân bố ở các đỉnh núi cao, diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh, có trữ lượng gỗ khoảng 69 m3/ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh nằm ở sông Thanh thuộc huyện Nam Giang.

Tháng Tư năm 2011 nhà chức trách tỉnh Quảng Nam cho thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sao La (tiếng Anh: Saola Nature Reserve), mở hành lang cho các sinh vật vùng núi giữa Lào và Việt Nam, nhất là loài sao la đang bị đe dọa.

Quảng Nam có hệ thống sông suối phát triển với tiềm năng thủy điện lớn. Hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn với phần lớn lưu vực nằm trong địa giới tỉnh được đánh giá là

Tài nguyên du lịch:

Tài nguyên con người:

Giao thông:
Sân bay:
- Sân bay Chu lai thuộc xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Sân bay nằm trong Khu kinh tế mở Chu Lai. Nhà ga hành khách được khởi công xây dựng: Ngày 22/2/2004; Chuyến bay thương mại đầu tiên: Ngày 22/3/2005. Sân bay Chu Lai có diện tích lớn nhất trong các sân bay Việt Nam, với 3000 ha. Sân bay được khai thác hàng không dân dụng từ năm 2005. Hiện sân bay có: 01 nhà ga đón khách có công suất 0,75 triệu lượt khách/năm; đường cất hạ cánh có kích thước (3.048m x 45m); 01 nhà ga hàng hóa đang khai thác chung với nhà ga hành khách với tổng diện tích sàn xây dựng là: 3.360m2; tính đến nay có 03 hãng hàng không nội địa đang khai thác đường bay tại đây là: Viêtnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar.
- Quy hoạch đến 2030: Thực hiện theo điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030 tại Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 23/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 1526/QĐ-BGTVT ngày 19/8/2019 của Bộ Giao thông vận tải.
Cảng biển, cảng sông:
- Cụm cảng Chu Lai – Kỳ Hà là Cụm cảng tổng hợp địa phương (loại II) gồm các cảng sau:
+ Bến cảng Kỳ Hà là bến cảng tổng hợp, tiếp nhận tàu có trọng tải từ 7.000 đến 20.000 tấn. Cảng có bến chuyên dùng Xăng dầu, Gas tiếp nhận tàu trọng tải từ 1.000 đến 3.000 tấn.
+ Bến cảng Tam Hiệp là bến cảng tổng hợp, có bến chuyên dùng phục vụ trực tiếp Khu kinh tế Chu Lai, Núi Thành; tiếp nhận tàu trọng tải từ 10.000 đến 20.000 tấn.
- Theo điều chỉnh Quy hoạch phát triển quy hoạch cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 và Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 13/12/2018 và của Thủ tướng Chính phủ. Cảng biển Chu Lai sẽ được nghiên cứu thành cảng loại I (cảng quốc gia) là đầu mối về giao thông vận tải, giao thương và giao lưu quốc tế quan trọng. Nghiên cứu quy hoạch mở thêm luồng mới từ khu vực cửa lở kết nối vào các khu bến: Tam Hiệp, Kỳ Hà đảm bảo tiếp nhận tàu từ 03 vạn tấn đến 05 vạn tấn; quy hoạch phát triển thêm các bến cảng hàng hóa; trong đó, có các bến hàng hóa chuyên dùng như Gas, xăng dầu … và các bến vận tải phục vụ hành khách du lịch.
Đường bộ:
+ Đường Cao tốc: 01 Đường.
+ Đường Quốc lộ: 11 Đường.
+ Đường Tỉnh lộ: 20 Đường.
Đường sắt:
01 đường (đường sắt Bắc-Nam)

Hệ thống điện:
Số lượng trạm:
+ Trạm điện 110KV: 09 trạm
+ Trạm điện 220KV: 20 trạm
+ Trạm điện 35kV: 19 trạm
+ Trạm điện 22kV: 107 trạm
Giá điện và các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa:
Thực hiện theo Thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014 của Bộ Công Thương Quy định về thực hiện giá bán điện.

Hệ thống nước: + Số lượng: 4 nhà máy nước sạch + Công suất: - NMN Tam Hiệp: 9.000 m3/ngày đêm (hồ Thái Xuân). Phạm vi phục vụ: Đô thị Núi Thành, một phần KCN Tam Hợp, KCN Trường Hải, KCN Bắc Chu Lai. - NMN Tam Kỳ: 35.000 m3/ngày đêm; khai thác nước thô từ hồ Phú Ninh. Phạm vi phục vụ: Đô thị Tam Kỳ. - NMN Tam Hiệp mở rộng: 15.000 m3/ngày đêm (hồ Phú Ninh), đang xây dựng. - NMN BOO-Phú Ninh: 50.000 m3/ngày đêm (hồ Phú Ninh). - Nhà máy nước Hội An tại Cụm Công nghiệp Thanh Hà, TP Hội An; Công suất: 15.000 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Núi Thành tại Thôn Thái Xuân, Thị trấn Núi Thành, Huyện Núi Thành; Công suất: 13.000 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Điện Phước tại Thôn Nông Sơn 2, Xã Điện Phước, Huyện Điện Bàn; Công suất: 4.500 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Duy Xuyên tại Thị trấn Nam Phước, Huyện Duy Xuyên; Công suất: 3.000 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Thăng Bình tại Thị trấn Hà Lam, Huyện Thăng Bình; Công suất: 5.000 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Khâm Đức tại Thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn; Công suất: 2.000 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Nam Giang tại Thị trấn Thạnh Mỹ, Huyện Nam Giang; Công suất: 1.000 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Phú Ninh tại Thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh; Công suất: 1.000 m3/ngày đêm. - Nhà máy nước Điện nam Điện Ngọc tại KCN Điện Naqm Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn; Công suất: 5.000 m3/ngày đêm. + Số lượng nhà máy và hệ thống xử lý nước thải: 6 hệ thống - Tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc: Nhà máy xử lý nước thải với công suất 5.000 m3/ngày đêm đã và đang hoạt động ổn định, phục vụ tốt việc xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Nước thải sau xử lý tập trung đạt quy chuẩn nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. Chủ đầu tư đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động để theo dõi chất lượng nước thải thường xuyên 24/24 và truyền dẫn số liệu về các cơ quan quản lý theo quy định khi có yêu cầu kết nối. - Tại KCN Đông Quế Sơn: Công ty TNHH An Thịnh Quảng Nam (Chủ đầu tư KCN) xây dựng hoàn thành và chuẩn bị đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý nước thải với công suất 4.700 m3/ngày đêm (Giai đoạn 1: 2.500 m3/ngày đêm). - Tại KCN Thuận Yên: trước đây là 230 ha, nay đã được điều chỉnh xuống còn 150ha (phê duyệt tai Quyết đinh số 2981/QD-UBND ngày 17/8/2017). Nhà máy xử lý nước thải tập trung dự kiến đầu tư xây dựng trong năm 2018 trên cơ sở có quy hoạch điều chỉnh KCN Thuận Yên - KCN Bắc Chu Lai đã xây dựng nhà máy XLNT công suất 3.800 m3/ngày đêm, đang vận hành 1.900 m3/ngày đêm. - KCN Tam Hiệp nhà máy XLNT 4.800 m3/ngày đêm. - KCN Trường Hải nhà máy XLNT công suất 1.600 m3/ngày đêm. - KCN Tam Thăng nhà máy XLNT công suất 28.000 m3/ngày đêm. - Ngoài ra các khu vực đô thị phát triển cũng đã và trong quá trình xây dựng như đô thị Tam Kỳ đang xây dựng khu XLNT công suất 8.000 m3/ngày đêm. Đô thị Núi Thành đang chuẩn bị triển khai xây dựng nhà máy XLNT công suất 8.000 m3/ngày đêm. KKTM Chu Lai triển khai dự án cải thiện môi trường đô thị Chu Lai - Núi Thành, xây dựng trạm xử lý nước thải 10.000 m3/ngày đêm.

Hệ thống Bưu chính viễn thông:

Hệ thống Khu công nghiệp:
Toàn tỉnh đã quy hoạch phát triển 11 KCN tập trung với diện tích là 6.235,7 ha, trong đó:
1. Các khu công nghiệp ngoài Khu KTM Chu Lai (do Sở Công Thương quản lý): Gồm 04 KCN tập trung có diện tích diện tích quy hoạch là 1.285,7 ha.
2. Các khu công nghiệp trong Khu KTM Chu Lai do BQL Khu KTM Chu Lai quản lý được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung tại Quyết định số 43/2004/QĐ-TTg ngày 23/3/2004 và được điều chỉnh quy hoạch chung đến 2035, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1737/2018/QĐ-TTg ngày 13/12/2018. 
Đến nay, qua 15 năm hình thành và phát triển, trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai quy hoạch các khu phát triển công nghiệp trong KKT gồm 07 Khu công nghiệp.

Cơ cấu kinh tế:


Năm

2017

2018

2019

Nông - Lâm - Thủy sản

11,63

12,02

11,7

Công nghiệp – Xây dựng

35,8

36,8

36,9

Dịch vụ

33,68

31,9

32,5

Tốc độ tăng trưởng:


- Tốc độ tăng trưởng GDP:

Năm

2017

2018

2019

Tổng GDP theo giá so sánh (tỷ đồng)

63.003

68.138

71.327

Tôc độ tăng trưởng (%)

5,1

8,15

4,68


- Tốc độ tăng trưởng GDP theo đầu người:

Năm

2017

2018

2019

GDP (bình quân người)

56,1

61,4

66,6

Tôc độ tăng trưởng (%)

8,1

9,4

8,5

Thu hút đầu tư:


Đầu tư trong nước năm 2018 -2019 (NN: 8.215 tỷ đồng; ngoài NN: 14.546 tỷ đồng ):
+ Số lượng dự án:
+ Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 22.761 tỷ đồng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2018 - 2019:
+ Số lượng doanh nghiệp: 24
+ Số lượng dự án: 28
+ Tổng vốn đầu tư đăng ký: 5.403 tỷ đồng
Lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích:
Ưu tiên khuyến khích  Đầu tư vào lĩnh vực Công nghiệp hỗ trợ cho 02 ngành sản xuất (1) Ngành sản xuất và lắp ráp Ôtô (2) Ngành Dệt may và Da giày.

Địa bàn ưu tiên, khuyến khích: 
Ưu tiên khuyến khích  Đầu tư vào Khu kinh tế, Khu công nghiệp và Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư:
+ Đối với các dự án trong KCN, CCN: Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ và sau ngày 10/7/2018, áp dụng theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ; các ưu đãi về thuế áp dụng theo Luật, Nghị định chuyên ngành.
+ Đối với các dự án trong CCN: Quyết định số 06/2012/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 về ban hành Quy chế quản lý và ưu đãu đầu tư CCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Đầu mối liên hệ về hỗ trợ đầu tư của địa phương: 
+ Tên: Nguyễn Quang Thử
+ Chức vụ: Giám đốc
+ SĐT: 0913.424.027 hoặc (0235).810.605
+ Fax: (0235).385.9130
+ Email: socongthuongqnam@gmail.com - sct@quangnam.gov.vn
Chat qua zalo