Tư vấn phát triển khu công nghiệp

Tại sao lại cần có đơn vị tư vấn phát triển khu công nghiệp?

Bất động sản công nghiệp được đánh giá là bức tranh sáng cho nền kinh tế Việt Nam trong vài năm trở lại đây do giá thuê đất công nghiệp tăng trung bình hàng năm từ 10% tới 15%. Vì vậy, rất nhiều công ty bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu và chuyển sang đầu tư bất động sản khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp là lĩnh vực tương đối đặc thù, để dự án đầu tư thành công, đòi hỏi chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp phải có kinh nghiệm để thu hút được nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong nước vào thuê đất mở nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp.

Muốn thu hút được nhà đầu tư vào thuê đất thì lại cần rất nhiều các yếu tố như lựa chọn được địa điểm đầu tư, phương án quy hoạch, phân kỳ đầu tư, vốn tự có, vốn huy động, bộ máy nhân sự triển khai, . . .

Với các chủ đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai đầu tư và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp thì có thể lựa chọn sai vị trí đầu tư dự án, quy hoạch dự án không phù hợp với nhu cầu của khách hàng, thu hút đầu tư chậm, sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn, . . . có thể dẫn tới không đảm bảo hiệu quả đầu tư dự án, phải chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án hoặc dự án bị nhà nước thu hồi.

Chính vì vậy, để triển khai đầu tư và kinh doanh dự án khu công nghiệp hiệu quả thì với các chủ đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm nên kết hợp với các đơn vị phát triển khu công nghiệp.

Những công việc chính của đơn vị tư vấn phát triển khu công nghiệp

Tùy theo việc hợp tác giữa chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và đơn vị tư vấn phát triển khu công nghiệp thì phạm vi công việc của đơn vị tư vấn phát triển khu công nghiệp sẽ khác nhau, có thể kể đến một số công việc chính của đơn vị tư vấn phát triển khu công nghiệp như:

1) Xác định rõ nguồn lực của chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp để có phương án tổng thể đầu tư dự án cụm công nghiệp phù hợp.

2) Định hướng địa bàn đầu tư.

3) Phân tích, đánh giá địa điểm và phương án đầu tư để lựa chọn được địa điểm đầu tư khu công nghiệp phù hợp nhất với nguồn lực của chủ đầu tư.

4) Đề xuất và tham gia lựa chọn các đơn vị tư vấn lập đề xuất đầu tư, quy hoạch khu công nghiệp tốt nhất cho chủ đầu tư.

5) Tham gia các ý kiến chuyên môn trong việc lập đề xuất dự án, phương án quy hoạch, phân kỳ đầu tư, tổng mức đầu tư, phương án tài chính, hiệu quả đầu tư.

6) Đề xuất các đơn vị tài trợ vốn cho dự án

7) Phối hợp cùng chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn có liên quan để được chấp thuận chủ trương đầu tư từ Chính phủ.

8) Đề xuất và tham gia lựa chọn, tham gia các ý kiến chuyên môn trong việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý có liên quan để dự án được triển khai giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng như thủ tục về đất đai, đánh giá tác động môi trường, thiết kế cơ sở, . . .

9) Đề xuất tư vấn và thực hiện các giải pháp truyền thông cho dự án.

10) Phân tích đối thủ cạnh tranh (nếu có) để đưa ra phương án đầu tư phù hợp.

11) Phân tích nhu cầu khách hàng có nhu cầu thuê lại đất/thuê mua/mua tài sản gắn liền với đất … để đưa ra định hướng đầu tư, định hướng kinh doanh

12) Tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh của khu công nghiệp phù hợp với từng giai đoạn đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp.

13) Đề xuất tư vấn và thực hiện xây dựng bộ hồ sơ, biểu mẫu kinh doanh để áp dụng thống nhất cho tất cả các khách hàng.

14) Đề xuất tư vấn và thực hiện các hồ sơ pháp lý Dự án và các hồ sơ có liên quan đến việc vay vốn ngân hàng từ giai đoạn giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và khách hàng vào thuê đất mở nhà máy trong khu công nghiệp.

15) Phối hợp cùng Chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp trong việc đưa ra các ý kiến pháp lý theo yêu cầu của Cơ quan nhà ước có thẩm quyền hoặc cho các cá nhân, tổ chức có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện khu công nghiệp.

16) Đề xuất và giới thiệu các đối tác tiềm năng tham gia hợp tác phát triển dự án, thuê/mua đất, nhà xưởng tại dự án và hoàn thiện các thủ tục pháp lý có liên quan cho việc hợp tác, thuê mua này.

Và nhiều nội dung khác của đơn vị tư vấn phát triển dự án khu công nghiệp phụ thuộc vào việc hợp tác giữa chủ đầu tư khu công nghiệp và đơn vị tư vấn phát triển khu công nghiệp.

Đơn vị tư vấn phát triển khu công nghiệp

Công ty cổ phần IIP là chủ quản của Cổng thông tin bất động sản công nghiệp Việt Nam (iipvietnam.com), là công ty tư vấn chuyên sâu, có kinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực tư vấn xúc tiến đầu tư bất động sản công nghiệp, bao gồm các lĩnh vực tư vấn như tư vấn phát triển dự án, tư vấn xúc tiến tiến đầu tư, tư vấn đầu tư và tư vấn các thủ tục đầu tư cho chủ đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và Nhà đầu tư nước ngoài, trong nước khi thuê đất, thuê nhà xưởng mở nhà máy tại Việt Nam.

Với mong muốn được hợp tác cùng các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp để cùng phát triển dự án khu công nghiệp đạt hiệu quả đầu tư cao nhất, trên cơ sở kiến thức, kinh nghiệm và mối quan hệ trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp của mình, IIP mong muốn được hợp tác cùng phát triển với chủ đầu tư các khu công nghiệp trên cả nước trong lĩnh vực tư vấn phát triển khu công nghiệp để cùng phát huy được các lợi thế của các bên.

Quý đối tác đang nghiên cứu đầu tư khu công nghiệp, đang bắt đầu triển khai thực hiện các thủ tục pháp lý của khu công nghiệp, đang đắn đo trong việc triển khai đầu tư các công việc tiếp theo của khu công nghiệp, đang gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng có nhu cầu thuê lại đất, thuê mua, mua tài sản gắn liền với đất trong khu công nghiệp có nhu cầu hợp tác với đơn vị tư vấn phát triển khu công nghiệp, vui lòng liên hệ với IIP qua:

- Hotline: 1900888858.

- Website: iipvietnam.com

- Email: info@iipvietnam.com

Chat qua zalo