Tuyên Quang

Liên hệ

Ông Nguyễn Đình Quang - Giám đốc - Sở Kế hoạch và Đầu tư Tuyên Quang

84.91325065

Đánh giá môi trường đầu tư

Xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ... Ông Phạm Vũ Luận >> Xem chi tiết

Bản đồ

Sở Kế hoạch và Đầu tư Tuyên Quang

Địa chỉ: Số 177 Trần Hưng Đạo, phường Minh Xuân, TP.Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

Điện thoại 84.91325065

Email:

Website:tuyenquang.gov.vn:2222/SOKEHOACH

Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản

Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang; phía Đông giáp các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Yên Bái; phía Nam giáp các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ; cách thủ đô Hà Nội khoảng 165 km.

Diện tích: 5870,4

Dân số: 727.505

Địa hình: Khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía bắc tỉnh. Phía nam tỉnh: địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông

Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố (Tuyên Quang) và 5 huyện (Nà Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương).

Tài nguyên thiên nhiên: Với tổng diện tích tự nhiên 586.800 ha, đất đai Tuyên Quang tương đối tốt, có thể tạo ra vùng chuyên canh chè, mía, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Ngoài ra, Tuyên Quang còn có 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng sản khác nhau được phân bố ở các huyện trong tỉnh như: 17 mỏ quặng sắt với trữ lượng ước tính 7 triệu tấn tập trung ở huyện Yên Sơn, Hàm Yên; 12 mỏ thiếc tập trung ở huyện Sơn Dương; 8 mỏ mangan tập trung chủ yếu ở huyện Chiêm Hoá, Na Hang; 24 mỏ chì - kẽm tập trung

Tài nguyên du lịch: Tuyên Quang có 386 điểm di tích lịch sử được Nhà nước công nhận, xếp hạng, tập trung chủ yếu ở Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá. Ngoài ra còn có rất nhiều danh lam thẳng cảnh nổi tiếng được du khách biết đến như khu du lịch điều dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm, Ngòi Là, Núi Dùm, Hang Tiên, Thác Trung Hà, Thác Mơ...

Tài nguyên con người: Dân số trung bình năm 2009 của Tuyên Quang là trên 72,5 vạn người. Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động là 443.568 người, chiếm 61%. Nguồn lao động của Tuyên Quang có thế mạnh là trẻ, có trình độ văn hoá cấp II và cấp III chiếm trên 50%, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 26%.

Giao thông: Giao thông chủ yếu là đường bộ. Toàn tỉnh có 340 km quốc lộ, 392 km đường tỉnh, 595 km đường huyện, 121 km đường đô thị, đảm bảo giao thông phục vụ sản xuất-kinh doanh. Trong quy hoạch phát triển giao thông đến năm 2015, Tuyên Quang sẽ có hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt.

Hệ thống điện: Nhà máy thuỷ điện Tuyên Quang công suất 342 MW, nhà máy thuỷ điện Chiêm Hoá công suất 45 MW, hệ thống lưới 220 KV và 110 KV, nối Thái Nguyên – Yên Bái – Tuyên Quang. Trong giai đoạn 2010 - 2020 tỉnh Tuyên Quang tiếp tục đầu tư các nhà máy thủy điện như: Hùng Lợi 1, Hùng Lợi 2 (huyện Yên Sơn); Thác Rõm (huyện Chiêm Hoá); Nậm Vàng (huyện Na Hang); Phù Lưu (huyện Hàm Yên) và một số nhà máy thuỷ điện nhỏ khác với công suất hàng trăm MW. Hiện tại điện lưới quốc gia đã tới 95,4% xã, số hộ dân trong tỉ

Hệ thống nước: Với công xuất trên 28.000 m3/ngày/đêm, hệ thống cấp nước ở Tuyên Quang đủ cấp nước sạch cho sinh hoạt dân cư và nước sản xuất, kinh doanh cho cơ sở công nghiệp trong và ven thị xã. Tại các thị trấn và các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch hầu hết đã có hệ thống cấp nước sạch và thoát nước thải cho sinh hoạt và đáp ứng được nhu cầu nước cho sản xuất.

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông kỹ thuật số hiện đại được kết nối bằng cáp quang, truyền viba tới 6/6 huyện, thành phố, liên lạc trực tiếp với tất cả các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế. Hiện toàn tỉnh có 100% số xã phường, thị trấn có điện thoại, đạt tỷ lệ 34 máy/100 dân, Tỷ lệ sử dụng Internet tốc độ cao (ADSL) đạt mật độ thuê bao 1/100 dân.

Hệ thống Khu công nghiệp: Tuyên Quang hiện có 1 KCN do tỉnh quản lý với tổng diện tích là 1.172 ha.

Cơ cấu kinh tế:


Chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông, từng bước chuyển dần sang sản xuất hàng hóa.

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Nông – lâm - thuỷ sản

38,5%

39,1%

 

 

25%

Công nghiêp – xây dựng

25,1%

23,0%

 

 

40%

Dịch vụ

36,4%

37,9%

 

 

35%


Tốc độ tăng trưởng:


Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2006 - 2010) đạt trên 14%. Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người đạt 12,64 triệu đồng/người/năm

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

GDP

11,4%

12,8%

 

 

15,17%


Thu hút đầu tư:


Chat qua zalo