Công tác cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 tại ban quản lý các khu công nghiệp
Ngày:09/12/2019 09:39:29 SA
Từ năm 2015, Ban Quản lý các Khu công nghiệp (Ban Quản lý) đã đề ra Chương trình cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2016-2020. Các nội dung về CCHC được bám sát theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai. Trong 5 năm qua, công tác CCHC tại Ban Quản lý đã đạt được những kết quả nhất định.
- Đánh giá công tác chỉ đạo, lãnh đạo triển khai chương trình của tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý đã trực tiếp chỉ đạo, ban hành văn bản triển khai chương trình CCHC của tỉnh, trong đó có một số chương trình quan trọng như: Xây dựng các kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác cải cách hành chính; Ban hành Quy định đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn trực thuộc để phục vụ công tác kiểm tra công vụ cũng như đánh giá công vụ của cơ quan; Ban hành Quyết định giao nhiệm vụ giám sát, đánh giá nội bộ tại Ban Quản lý; Ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 576-KL/TU ngày 26/7/2018 của Tỉnh ủy về Đề án tăng cường cải cách TTHC nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp; Quyết định tổ chức cuộc thi sáng kiến, giải pháp về CCHC tại Ban Quản lý (hưởng ứng cuộc thi sáng kiến, giải pháp CCHC của tỉnh); Ban hành Đề án sắp xếp tổ chức Bộ máy của Ban Quản lý; Chỉ đạo đề xuất UBND tỉnh ban hành quy chế liên thông các TTHC tại các lĩnh vực Đầu tư, Lao động.
- Những sáng kiến trong triển khai công tác CCHC được triển khai áp dụng đã mang lại hiệu quả thực tế. Tại Ban Quản lý, hàng năm đều phát động phong trào thi đua về công tác cải cách hành chính. Các sáng kiến đã được ứng dụng: Sáng kiến giảm thời gian xử lý hồ sơ: 02 sáng kiến lĩnh vực Lao động, 02 sáng kiến lĩnh vực Xây dựng, 01 sáng kiến lĩnh vực Đầu tư và 02 sáng kiến lĩnh vực Môi trường; có 02 sáng kiến về cắt giảm hồ sơ, thành phần hồ sơ tại lĩnh vực Xây dựng; có 02 sáng kiến đoạt giải cấp tỉnh về thực hiện song song các thủ tục tại các lĩnh vực Đầu tư - Lao động và Xây dựng - Môi trường.
Tổng cộng có 11 sáng kiến trong giai đoạn 2016 – 2020.
- Thi đua khen thưởng gắn với công tác CCHC
Hàng năm, Lãnh đạo Ban Quản lý phát động phong trào thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ CCHC. Các đơn vị đăng ký báo cáo chuyên đề, đăng ký hình thức khen thưởng cụ thể cho từng CBCC. Trong kế hoạch kiểm tra công vụ hàng năm, Ban Quản lý đưa nội dung kết quả kiểm tra công vụ là cơ sở để đánh giá thi đua - khen thưởng 6 tháng và cuối năm tại các bộ phận, đơn vị. Trong giai đoạn 2016 -2020, đã có 03 cá nhân được UBND tỉnh khen thưởng về sáng kiến CCHC, có 12 cá nhân và 3 tập thể được Trưởng ban trao Giấy khen vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ CCHC.
- Công tác rà soát, tham mưu ban hành văn bản pháp luật
Trong giai đoạn 2016-2020, Ban Quản lý rà soát các văn bản pháp luật liện quan đến ngành, lĩnh vực phụ trách, qua đó đã tham mưu UBND tỉnh ban hành một số văn bản pháp luật liên quan. Tất cả các văn bản này đều được thông báo đến các cơ quan, tổ chức liên quan và các DN trong KCN thông qua văn bản và trên website của Ban Quản lý. Ban Quản lý bám sát các quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Việc tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng tập trung vào việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và cơ chế phối hợp quản lý nhà nước trên địa bàn các KCN; cải cách thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN trên địa bàn tỉnh.
- Hàng năm, Ban Quản lý đều thực hiện rà soát, kiểm tra các văn bản pháp luật về CCHC, đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC, các kiến nghị quy định về hành chính. Trong đó đã kiến nghị Chính phủ hướng dẫn các nội dung quan trọng như: Thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp trong KCN, KCX và ngoài KCN, KCX thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa, các quy định về hoạt động mua bán hàng hóa, lập cơ sở bán lẻ, cơ sở bán buôn; hướng dẫn cụ thể về quy chế phối hợp trong công tác cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; ban hành chính thức danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương có cơ sở áp dụng, cấp phép cho doanh nghiệp mà không phải xin ý kiến thẩm tra của các bộ, ngành; quy định Ban Quản lý là cơ quan đầu mối xử lý hồ sơ của doanh nghiệp trong KCN về cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; bãi bỏ thủ tục Cấp Giấy phép quy hoạch cho dự án đầu tư xây dựng trong các KCN vì KCN đã có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được phê duyệt; bổ sung đối tượng được miễn giấy phép xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN có quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2000 sau khi dự án được phê duyệt thẩm định thiết kế cơ sở và phê duyệt dự án và một số kiến nghị khác tại lĩnh vực Lao động.
- Kết quả giải quyết TTHC tại Ban Quản lý giai đoạn 2016 - 2020
Năm |
Năm 2016 |
Năm 2017 |
Năm 2018 |
6 tháng đầu năm 2019 |
||||
Số lượng |
% |
Số lượng |
% |
Số lượng |
% |
Số lượng |
% |
|
Tổng số |
2.586 |
100 |
6.940 |
100 |
6.995 |
100 |
4.210 |
100 |
Đúng hạn |
2.461 |
95,17 |
6.767 |
97,51 |
6.770 |
96,78 |
3.917 |
93,04 |
Trễ hạn |
13 |
0,50 |
23 |
0,33 |
30 |
0,43 |
12 |
0,29 |
(* Số TTHC còn lại đang trong thời hạn giải quyết)
- Rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính
Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về sắp xếp tổ chức bộ máy, Ban Quản lý đã xây dựng Kế hoạch số 36/KH-KCNĐN ngày 17/4/2018 về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Đề án số 01/ĐA-KCNĐN về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của cơ quan. Đề án này đã được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 4659/QĐ-UBND ngày 28/12/2018. Theo đó, Ban Quản lý đã xây dựng Đề án vị trí việc làm và có tờ trình đề nghị UBND tỉnh ban hành Quyết định hợp nhất các Văn phòng Đại diện. Ngày 18/3/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1679/QĐ-UBND ngày 4/6/2019 hợp nhất các Văn phòng Đại diện Ban Quản lý thành Văn phòng Đại diện Ban Quản lý tại các KCN. Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý các Khu công nghiệp sau khi sắp xếp gồm: Văn phòng, 5 phòng chuyên môn và 01 Văn phòng Đại diện, giảm 3 bộ phận so với trước đây. Tổng số CBCC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 20 CBCC, trong đó có 1 Trưởng ban, 3 Phó Trưởng ban, 7 trưởng phòng và tương đương, 9 phó trưởng phòng và tương đương; giảm 4 công chức lãnh đạo, quản lý so với năm 2017.
- Triển khai hiệu quả tinh giản biên chế theo Nghị định 108
Năm 2015, Ban Quản lý các KCN đã xây dựng Đề án tinh giản biên chế trình Sở Nội vụ thẩm định và phê duyệt. UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch tinh giản biên chế của Ban Quản lý tại Quyết định số 2019/QĐ-UBND ngày 29/6/2016 của UBND tỉnh. Qua triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII và các kế hoạch, văn bản của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về sắp xếp, tổ chức bộ máy; toàn thể đảng viên và CBCC-VC của cơ quan hiểu được việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cơ quan là việc làm cần thiết, đảm bảo cơ quan có bộ máy gọn nhẹ phù hợp với chức năng nhiệm vụ được UBND tỉnh giao. Quá trình tái cơ cấu, sắp xếp tổ chức bộ máy kết hợp tinh giản biên chế nhằm xây dựng đội ngũ CC-VC có số lượng phù hợp, có trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy cũng đồng thời khắc phục một số bất cập trong tổ chức bộ máy trước đây.
- Những thuận lợi
Cơ chế ủy quyền, phân cấp của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tạo điều kiện cho Ban quản lý phát huy tốt cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”, thực hiện các giám sát về chuyên môn để đảm bảo sao cho các vướng mắc của doanh nghiệp được giải quyết nhanh và đúng pháp luật. Đặc biệt, trong lĩnh vực Đầu tư, trong 05 năm qua thủ tục cấp phép đầu tư đã có những thay đổi đáng kể, việc phân cấp trong công tác cấp phép đầu tư cho các địa phương ngày càng mạnh mẽ hơn góp phần giúp cho công tác cấp và điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư gặp thuận lợi hơn. Chính phủ đã và đang tiếp tục rà soát các chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán và loại bỏ các điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư không phù hợp với cam kết của Việt Nam với WTO, sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh. Trong giai đoạn này, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh Đồng Nai nói chung và Ban Quản lý các KCN nói riêng bằng nhiều biện pháp theo hướng giảm thiểu thủ tục hành chính, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đã được cấp phép nhanh chóng đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
- Những khó khăn, hạn chế
Việc thực hiện các thủ tục hành chính còn nhiều bất cập, khó khăn do sự thay đổi về phân cấp quản lý, thẩm quyền thực hiện các thủ tục hành chính như: thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm quyền quản lý nhà nước về môi trường trong KCN vẫn chưa thực sự rõ ràng. Bên cạnh đó, việc giải quyết TTHC đôi khi còn chậm trễ do phải xin ý kiến các bộ ngành liên quan (như trường hợp DN đăng ký thực hiện quyền phân phối), thể hiện sự phân cấp chưa toàn diện cho các Ban Quản lý cấp tỉnh.