Bạc Liêu

Liên hệ

Ông Lưu Hoàng Ly - Giám đốc - Sở Kế hoạch và Đầu tư Bạc Liêu

84.91361642

Đánh giá môi trường đầu tư

Xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ... Ông Phạm Vũ Luận >> Xem chi tiết

Bản đồ

Sở Kế hoạch và Đầu tư Bạc Liêu

Địa chỉ: Số 5, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

Điện thoại 84.91361642

Email:

Website:skhdt.baclieu.gov.vn/default.aspx

Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản

Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp các tỉnh Hậu Giang và Kiên Giang, phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Tây - Tây Nam giáp tỉnh Cà Mau, phía Đông - Đông Nam giáp biển Đông.

Diện tích: 2.501,5

Dân số: 858.400

Địa hình: Khá bằng phẳng, không có đồi, núi nên không có các chấn động địa chất lớn. Địa hình cơ bản là đồng bằng với các cánh đồng rộng mênh mông, sông rạch và kênh đào chằng chịt.

Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố (Bạc Liêu) và 6 huyện (Hoà Bình, Đông Hải, Giá Rai, Hồng Dân, Phước Long, Vĩnh Lợi).

Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên đất, phần lớn đất đai của Bạc Liêu là đất phù sa bồi đắp lâu năm và ổn định, thích hợp với việc phát triển nền nông nghiệp toàn diện. Đất có khả năng trồng lúa, cây lâu năm, màu và cây công nghiệp hàng năm là 98.295 ha; đất có khả năng trồng rừng, nuôi tôm, làm muối 125.546 ha. Bạc Liêu còn có nguồn tài nguyên biển dồi dào, phong phú. Với bờ biển dài 56km, diện tích vùng biển rộng 40.000 km²,. Bạc Liêu có tiềm năng hải sản tương đối lớn với 661 loài cá và 33 loài tôm, cho phép đánh bắ

Tài nguyên du lịch: Bạc Liêu có 01 vườn chim hoang rã (diện tích hơn 300 ha) ở xã Hiệp Thành, cách thành phố Bạc Liêu 3 km, có khoảng 40 loài chim, số lượng hơn 6000 con; hai vườn cò ở thị trấn Phước Long và Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long; một vườn chim với loài Giang sen quý hiếm ở huyện Đông Hải và các di tích văn hóa nổi tiếng Đồng Nọc Nạng, tháp cổ Vĩnh Hưng, Quan âm phật đài, Nhà thờ Tắc Sậy, chùa Xiêm Cán, chùa Cá Ông,…

Tài nguyên con người: Tổng số lao động của tỉnh là 520.000 người. Trong đó: lao động nông, lâm nghiệp 166.790 người; lao động thủy sản 92.325 người; lao động công nghiệp 30.617 người; lao động ngành thương mại - dịch vụ 53.565 người.

Giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông chủ yếu là đường thuỷ và đường bộ. Về đường bộ, có quốc lộ 1A chạy qua địa bàn tỉnh dài 67 km, đường tỉnh lộ 38 và hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ hầu hết được trải nhựa và nâng cấp hoàn thiện. Về đường thủy: hệ thống sông ngòi, kênh rạch thường xuyên được nạo vét, tàu thuyền đi lại thuận tiện trên các tuyến sông nội tỉnh và vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ thống điện: Hệ thống điện hoàn thiện đến tận thôn ấp trên phạm vi toàn tỉnh, số hộ dùng điện đạt 100%

Hệ thống nước: 100% hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Hạ tầng kỹ thuật được xử lý đồng bộ đã khắc phục cơ bản tình trạng úng ngập vào mùa mưa

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Tỉnh đã hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc thống suốt từ tỉnh, huyện, xã trong nước và quốc tế với đủ loại hình điện thoại, điện tín, điện báo, Fax và thư điện tử... Hiện toàn tỉnh có 1 bưu cục trung tâm; 5 bưu cục quận huyện; 43 bưu cục khu vực và 39.409 máy điện thoại.

Hệ thống Khu công nghiệp: Bạc Liêu hiện có 5 KCN là Trà Kha, Ninh Qưới, Láng Trâm, Hộ Phòng, Gành Hào.

Cơ cấu kinh tế:


Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Nông – lâm - thuỷ sản

Công nghiêp – xây dựng

Dịch vụ





Tốc độ tăng trưởng:


Năm

2006

2007

2008

2009

2010

GDP

Thu hút đầu tư:


1. Thu hút đầu tư giai đoạn 2000-2010 (gồm cả vốn trong nước và vốn FDI): tổng vốn đầu tư đăng ký 10.363,356 tỷ VNĐ và 37,6 triệu USD.
+ Đầu tư trong nước:
Vốn đăng ký: 10.253,356 tỷ VNĐ
Vốn thực hiện:
+ Đầu tư nước ngoài:
Vốn đăng ký: 110 tỷ VNĐ và 37,6 triệu USD
Vốn thực hiện:

2. Các lĩnh vực kêu gọi đầu tư trọng điểm
- Phát triển du lịch, dịch vụ; phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc; phát triển ngành nghề truyền thống.
- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng; nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản, làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng, giống vật nuôi mới.
- Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
- Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu phát triển và ươm tạo công nghệ cao; sử dụng nhiều lao động.

Chat qua zalo