Cà Mau
Ông Mai Hữu Chinh - Giám đốc - Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau
84.91389306
banqlkktcm@gmail.com
Xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ... Ông Phạm Vũ Luận >> Xem chi tiết
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau
Địa chỉ: Số 84, đường Phan Ngọc Hiển, phường 4, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Điện thoại 84.91389306
Email: banqlkktcm@gmail.com
Website:http://banqlkkt.camau.gov.vn
Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản
Vị trí địa lý: Tỉnh Cà Mau nằm ở 8độ30’ đến 9độ10’ vĩ độ Bắc và 104độ80’ đến 105độ5’ kinh độ Đông. Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Diện tích: 5.294,88
Dân số: 1.218.821
Địa hình: Là vùng đồng bằng, có nhiều sông rạch, địa hình thấp, bằng phẳng
Đơn vị hành chính: Gồm 8 huyện và 1 thành phố: Thành phố Cà Mau; các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Thới Bình, Trần Văn Thời, Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, U Minh
Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên biển: với chiều dài bờ biển trên 254km, diện tích ngư trường khoảng 70.000 km2, diện tích nuôi trồng thủy sản trên 270.000ha (trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 240.000 ha), có trữ lượng lớn và phong phú về chủng loài, Cà Mau có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển toàn diện, đặc biệt là kinh tế thuỷ sản. Ngoài ra, tỉnh còn có nguồn tài nguyên khoáng sản gồm dầu khí và than bùn. Về dầu khí, vùng biển Cà Mau có trữ lượng khoảng 170 tỷ m3, là cơ sở để phát triển một số ngành công ng
Tài nguyên du lịch: - Tài nguyên thiên nhiên: Đất, nước, rừng, biển và khoáng sản - Cà Mau tỉnh cực nam của Việt Nam, điều kiện tự nhiên mang đậm nét đặc thù của vùng đồng bằng Nam Bộ, nhiều sông ngòi, đầm phá, có hệ sinh thái rừng ngập nước trong đó quy tụ nhiều loài động vật và chim quý hiếm, đặc biệt có một sân chim lớn ngay tại Thành phố Cà Mau. Cà Mau còn có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái và du lịch ven biển, biển đảo với các điểm đến hấp dẫn như Bãi Khai Long, đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc. Đặc biệt nhất là
Tài nguyên con người: Số người trong độ tuổi lao động của Cà Mau là 730.000 người (chiếm 60% dân số); trong đó lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế có 610.000 người, chiếm 50,83% dân số và chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi. Lao động giản đơn chiếm 82% lực lượng lao động. Chất lượng lao động của tỉnh xét theo học vấn và chuyên môn kỹ thuật còn thấp. Số lao động được đào tạo và lao động có tay nghề, kỹ thuật khoảng 110.000 người, chiếm 18 % so với lực lượng lao động; trong đó sơ cấp, học nghề 30.000 người;
Giao thông: - Giao thông vận tải + Đường bộ: Tên và số lượng đường quốc lộ đi qua: 4 tuyến Quốc lộ gồm: Quốc lộ 1; Quốc lộ 63, Quốc lộ Quản Lộ Phụng Hiệp và Đường Hồ Chí Minh Tên và số lượng đường Tỉnh lộ: 14 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 406,8 km: ĐT.983 (Trí Phải-Thới Bình), ĐT.983B (Cà Mau-Thới Bình-U Minh), ĐT.984 (Tắc Thủ-U Minh-Khánh Hội), ĐT.984B (Võ Văn Kiệt), ĐT.984C (Đường T11), ĐT.985 (Rau Dừa-Rạch Ráng), ĐT.985B (Tắc Thủ-Rạch Ráng-Sông Đốc), ĐT.985C (T13-Vàm Đá Bạc), ĐT.985D (Bờ
Hệ thống điện: + Trên địa bàn tỉnh hiện nay có nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1 và 2. Toàn tỉnh được cấp điện từ trạm 220kV Cà Mau 2 (mang tải chỉ 60%); Có 7 trạm điện 110 KV tại các huyện, TP. Cà Mau trên địa bàn tỉnh. + Giá điện, các dịch vụ lắp đặt, sữa chữa: Giá điện bình quân năm 2015 là 1.628 đồng/kWh, chi phí các dịch vụ lắp đặt sửa chữa theo quy định của nhà nước.
Hệ thống nước: + Có 01 nhà máy nước sạch tại thành phố Cà Mau và nhiều trạm cấp nước quy mô nhỏ thuộc các huyện trên địa bàn tỉnh. + Công suất 60.000 m3/ngày + Đáp ứng 60 - 85% cho khu công nghiệp, khu dân cư:
Hệ thống Bưu chính viễn thông: Hệ thống thông tin bưu chính viễn thông tại Cà Mau đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc trong nước cũng như quốc tế. Tổng đài kỹ thuật số đã được trang bị đến tất cả các huyện và trung tâm kinh tế ven biển đều đã được phủ sóng điện thoại di động.
Hệ thống Khu công nghiệp: Cà Mau hiện có 4 KCN gồm KCN Khánh An, KCN Hòa Trung, KCN Năm Căn, KCN Sông Đốc,
Cơ cấu kinh tế:
Năm | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 |
2015 |
Nông - Lâm - Thủy sản | 38,8 | 37,9 | 33,93 | 32,29 | 31,07 |
Công nghiệp - Xây dựng | 36,7 | 36,7 | 29,30 | 29,57 | 29,12 |
Dịch vụ | 24,5 | 25,4 | 33,18 | 34,52 | 36,02 |
Thuế nhập khẩu, sản phẩm |
|
| 3,60 | 3,62 | 3,79 |
Tốc độ tăng trưởng:
Năm |
2011 |
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
Tổng GRDP (tỷ đồng) |
20.369 |
21.984 |
30.146 |
32.032 |
33.640 |
Tốc độ tăng trưởng (%) |
8,55 |
7,93 |
6,10 |
6,25 |
5,02 |
Thu hút đầu tư:
Đầu tư trong nước năm 2015 | + Số lượng dự án: 21 |
+ Tổng số vốn đầu tư: 1.989,522 tỷ đồng | |
Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2015 | + Số lượng doanh nghiệp: 0 |
+ Số lượng dự án: 0 | |
+ Tổng vốn đầu tư đăng ký: 0 |
- Lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích:
+ Đầu tư xây dựng cảng Hòn Khoai, đầu tư nhà máy sửachữa và đóng mới tàu thuyền, đầu tư các cảng sông, đầu tư cơ sở hạ tầng khukinh tế Năm Căn, các khu, cụm công nghiệp, xây dựng các khu đô thị mới; cácchợ, trung tâm thương mại, hệ thống giao thong nội tỉnh.
+ Đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chất lượng cao, gắnvới đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học vàcông nghệ sản xuất giống thủy sản, mở rộng diện tích nuôi tôm theo công nghệmới, đầu tư có chiều sâu cho hậu cần, dịch vụ nghề cá.
+ Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ;khai thác chế biến gỗ, chế biến thủy hải sản theo hướng gia tăng các mặt hàng.
+ Đầu tư có trọng điểm vào lĩnh vực giáo dục, cáctrung tâm văn hóa thể thao, y tế chất lượng cao, du lịch sinh thái.- Địa bàn ưu đãi đầu tư:
+ Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: Thành phố Cà Mau
+ Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: các huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước, U Minh, Thới Bình, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển và các đảo thuộc tỉnh Cà Mau