Đồng Nai

Liên hệ

Ông Bồ Ngọc Thu - Giám đốc - Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai

84.91313277

Đánh giá môi trường đầu tư

Xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ... Ông Phạm Vũ Luận >> Xem chi tiết

Bản đồ

Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai

Địa chỉ: Tầng 3, số 2 Nguyễn Văn Trị, P.Thanh Bình, TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại 84.91313277

Email:

Website:dpidongnai.gov.vn/Pages/trangchu.aspx

Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản

Vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; phía đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía tây giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước và Tp. Hồ Chí Minh; phía nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Diện tích: 5.903,9

Dân số: 2.559.673

Địa hình: Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam

Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố (Biên Hoà), 1 thị xã (Long Khánh) và 9 huyện (Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú).

Tài nguyên thiên nhiên: Đất của tỉnh Đồng Nai có 10 nhóm đất chính như:đất xám, đất đen và đất đỏ… Những nhóm đất này thích hợp cho trồng các loại cây hằng năm, các cây công nghiệp dài ngày, cây lúa và các cây hoa màu khác. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh cũng rất đa dạng gồm: kim loại (vàng, nhôm, thiếc, chì kẽm đa kim); phi kim loại (kao lin, sét màu, đá vôi, thạch anh mạch, đá xây dựng và ốp lát, cát xây dựng, cát san lấp, sét gạch); nước khoáng (nước nóng và nước ngầm)…

Tài nguyên du lịch: Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du lịch có tiềm năng như: Khu Văn miếu Trấn Biên, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, Thác Mai - hồ nước nóng, Đảo Ó...

Tài nguyên con người: Đồng Nai có khoảng 1,5 triệu người trong độ tuổi lao động. Trên địa bàn tỉnh có 13 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp với tổng số học viên, sinh viên đang theo học 19.000 học sinh, sinh viên. Đồng Nai hiện có 53 cơ sở dạy nghề, đang đào tạo nghề cho 51.200 người, tập trung vào các ngành nghề như: kỹ thuật điện, cơ khí, xây dựng, vận tải, công nghệ thông tin, văn hóa nghệ thuật, y tế, nông nghiệp và chế biến, hóa chất, kinh doanh và quản lý, vệ sĩ-bảo vệ, lắp máy ... Đây sẽ là nguồ

Giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông tương đối thuận tiện với cả 3 loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Đường bộ: có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh là quốc lộ 1, 56, 20 và 51. Hệ thống đường sắt chạy qua tỉnh có tổng chiều dài là 87,5 km với 12 ga, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hoá. Ngoài ra, hệ thống sông Đồng Nai và sông Thị Vải với 3 cảng: Long Bình Tân, Gò Dầu A, Gò Dầu B, tạo điều kiện thuận cho việc vận chuyển hàng hoá ra vào tỉnh.

Hệ thống điện: Sử dụng nguồn điện chung của lưới điện quốc gia. Hệ thống phân phối 15 KV đã phủ kín 171 phường, xã thị trấn trong toàn Tỉnh, đáp ứng đủ nhu cầu cấp điện cho các nhà đầu tư.

Hệ thống nước:

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Toàn tỉnh có 66 bưu cục. Có 78 tổng đài điện tử các loại với tổng dung lượng lắp đặt là 200.116 số, tổng thuê bao sử dụng là 169.843 máy, đạt hiệu suất sử dụng 85%. Mạng lưới điện thoại, viễn thông của tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp liên lạc được với các tỉnh trong nước và các nước trên thế giới.

Hệ thống Khu công nghiệp: Đồng Nai hiện có 30 KCN với tổng diện tích quy hoạch 9.572ha. Bao gồm các khu: Amata 494ha, Biên Hòa I 335ha, Biên Hòa II 365ha, Gò Dầu 184ha, Loteco 100ha, Nhơn Trạch I 430ha, Nhơn Trạch II 347ha, Nhơn Trạch III 688ha, Sông Mây 474ha, Hố Nai 479ha, Dệt may Nhơn Trạch 184ha, Nhơn Trạch V 302ha, Tam Phước 323ha, Long Thành 488ha, An Phước 130ha, Định Quán 54ha, Long Đức 283ha, Nhơn Trạch VI 315ha, Nhơn Trạch II- Nhơn Phú 183 ha, Nhơn Trạch II – Lộc Khang 70ha, Xuân Lộc 109ha, Thạnh Phú 177ha, Bàu

Cơ cấu kinh tế:


Tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực. Trong đó tỷ trong công nghiệp xây dựng luôn cao hơn hẳn so với cách ngành khác trong cơ cấu GDP.

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Nông – lâm - thuỷ sản

13,7%

10,61%

9,9%

8,6%

Công nghiêp – xây dựng

57,4%

57,89%

57,35%

57,2%

Dịch vụ

28,9%

31,5%

32,8%

34,2%


Tốc độ tăng trưởng:


Kinh tế Đồng Nai duy trì tốc độ tăng trưởng cao, bình quân hàng năm tăng 13,6%.

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

GDP

14,3%

15,5%

15,46%

9,29%

13,48%


Thu hút đầu tư:


Chat qua zalo