Gia Lai

Liên hệ

Ông Trần Thế Vinh - Giám đốc - Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai

84.91345006

Đánh giá môi trường đầu tư

Xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ... Ông Phạm Vũ Luận >> Xem chi tiết

Bản đồ

Sở Kế hoạch và Đầu tư Gia Lai

Địa chỉ: Số 02, đường Hoàng Hoa Thám, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, tỉnh Gia lai

Điện thoại 84.91345006

Email:

Website:skhdt.gialai.gov.vn/

Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản

Vị trí địa lý: Gia Lai là một tỉnh miên núi nằm ở phía băc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800m so với mực nước biên. Tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58r20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh đông. Phía bắc Gia Lai giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đak Lak, phía tây giáp Cam-pu-chia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Diện tích: 15.495,7

Dân số: 1.272.792

Địa hình: Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cố rộng lớn, dầy trên 4.000 m. thuôc Đia khối Kon Tum. Đia hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng từ đông sang tâv, với các đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Địa hình Gia Lai có thể chia thành 3 dạng chính là đia hình đồi núi, các cao nguyên và thung lũng.

Đơn vị hành chính: - Đơn vị hành chính: Tỉnh Gia Lai bao gôm 17 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Pieiku; Thị xã An Khê và Thị xã Ayun Pa; 14 huyện: Đak Pơ, Đak Đoa, Chư Pah, Chư Prông, Chư Sê, Đức Cử; Ia Grai, Kbang, Krông Pa, Kông Chro, Mang Yang, la Pa, Phú Thiện, Chư Pưh. Trong đó có 222 đơn vị cấp xã gồm: 24 phường. 12 thị trấn và 186 xã.

Tài nguyên thiên nhiên: - Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên là 15.536,92 km2, có 27 loại đất, được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính: đất phù sa, đất xám, đất đen, đất đỏ, đất mùn vàng đỏ, nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá. Phần lớn đất đai màu mỡ, giàu chất dinh dưỡng, đất có tầng dày canh tác rất phù hợp với phát triển cây trồng mà đặc biệt là cây công nghiệp lâu ngày. Các vùng thung lũng và khu vực đất bằng có nhiều sông suối chảy qua thuận lựoi cho việcmở rộng diện tích sản xuất đất nông nghiệp và

Tài nguyên du lịch: Gia Lai có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Đó là những khu rừng nguyên sinh với hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ như Biển Hồ và còn nhiều núi đồi như Cổng Trời MangYang, đỉnh Hàm Rồng…

Tài nguyên con người: Năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động của Gia Lai chiếm 53%; lao động đã qua đào tạo chiếm trên 10%. Tỉ lệ tăng dân số và lao động hàng năm khá cao, giá nhân công rẻ nhưng rất cần tăng cường đào tạo về văn hóa và chuyên môn kĩ thuật.

Giao thông: Hệ thống giao thông của tỉnh bao gồm 2 loại hình chính: đường bộ và đường hàng không. Đường bộ: có quốc lộ 19 nối TP. Pleyku với cảng Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Các quốc lộ 14, 25 nối Gia Lai với các tỉnh Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá đến cảng để xuất khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Đường hàng không: có sân bay Pleyku đang hoạt động, mỗi tuần có 6 chuyến HCM đi Pleiku -Đà Nẵng - HN và ngược lại.

Hệ thống điện: - Có 9 Trạm 110KV, 220KV - Giá điện, sửa chữa : 1.622đ/kwh

Hệ thống nước: - Có tổng cộng 15 nhà máy nước sạch trên địa bàn tỉnh với công suất 47.621m3/ngày, đêm. Đáp ứng đủ 100% cho các khu công nghiệp, dân cư.

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Toàn bộ hệ thống điện thoại trên địa bàn đã được số hoá và hoà mạng quốc gia với tổng dung lượng trên 25.000 số, gần 80% số xã, phường, thị trấn có số điện thoại.

Hệ thống Khu công nghiệp: Gia Lai có các khu công nghiệp: KCN Trà Đa (TP.Pleiku, 124,5ha), KCN Bắc Biển Hồ, KCN Hàm Rồng, KCN Trà Bá, Cụm KCN PlayKu, khu cụm CN Chư Sê, khu cụm CN An Khê .

Cơ cấu kinh tế:



Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Nông – Lâm – Thủy sản

39,19

38,46

38,46

38,84

38,74

Công nghiệp – xây dựng

26,66

26,40

25,96

25,24

25,90

Dịch vụ

29,64

30,49

31,90

32,64

32,12


Tốc độ tăng trưởng:


- Tốc độ tăng trưởng:

Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng GDP (tỷ đồng)

33.326

37.869

40.751

44.208

48.960

Tốc độ tăng trưởng (%)

38,9

13,6

7,6

8,5

10,8


Thu hút đầu tư:


- Đầu tư trong nước năm 2015: 
+ Số lượng dự án: 8 dự án
+ Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 3.629,3 tỷ đồng.
Lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích:
- Sản xuát các sản phẩm từ cao su;
- Sản xuất vật liệu xây dựng không nung, gạch bê tông khi chưng áp, gạch bê tông bọt;
- Chế biến cà phê hòa tan và cà phê bột (nguyên liệu đầu vào được sản xuất theo quy trình UTZ, 4C và VietGAP);
- Chế biên sản phẩm hồ tiêu: tiêu hạt và tiêu bột (nguyên liệu đầu vào được sản xuất theo quy trình VietGAP);
- Sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản;
- Đầu tư xây dựng khách sạn 5 sao, đầu tư khu nghỉ dưỡng coa cấp;
- Đầu tư xây dựng và khai thác các khu du lịch sinh thái với quy mô từ 20ha trở lên, các điểm du lịch văn hóa lịch sử;
- Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu.

Chat qua zalo