NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI KHI ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI KHI ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Nghị định 82/2018/NĐ-CP định nghĩa Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.

Khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái. Việt Nam hiện nay đang là một điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Đặc biệt là đầu tư vào các Khu công nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế sẵn có và nhưng ưu đãi đầu tư đối hấp dẫn của chính phủ Việt Nam thì việc quyết định đầu tư vào khu công nghiệp nào ở Việt Nam vẫn còn cần những lưu ý nhất định để các nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn một cách kỹ lưỡng và phu hợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp và cung cấp cho Quý khách hàng thông tin một cách đầy đủ và rõ ràng nhất.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật Đất đai 2013
  • Luật đầu tư 2014
  • Nghị định 118/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
  • Nghị định 37/2020/NĐ-CP Bổ sung Danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư kèm theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP.
  • Nghị định 82/2018/NĐ-CP Quy định về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế
  • Văn bản hợp nhất Nghị định số 09/VBHN-BTC 2018 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp

1. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đầu tư vào Khu công nghiệp tại Việt Nam.

Nhà đầu tư không chỉ cần quan tâm đến giá thuê đất trong khu công nghiệp mà còn phải chú ý đến các yếu tố quan trọng khác chẳng hạn như: Quy hoạch phát triển khu công nghiệp; Nguồn nhân lực; Các vấn đề về đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp; Vị trí hạ tầng giao thông vận tải; Các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư …

Trong đó, Cơ sở hạ tầng và Vị trí hạ tầng giao thông vận tải khu công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà các nhà đầu tư phải nghiên cứu và được tư vấn cặn kẽ, chi tiết nhất.

  • Cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm: hệ thống giao thông vận tải nội bộ, hệ thống an ninh, hệ thống xử lý nước thải, mạng lưới điện - nước … 
  • Vị trí hạ tầng giao thông vận tải bao gồm: vị trí đường cao tốc, cảng biển, đường sắt, sân bay gần nhất… tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nguồn nhân lực, vật lực và chi phí cho việc vận chuyển và xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

2. Những ưu đãi khi đầu tư vào Khu công nghiệp tại Việt Nam

Khu công nghiệp là địa bàn nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước khi các doanh nghiệp tiến hành đầu tư tại đây.

 2.1. Các hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư

1. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư

2. Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất

(Đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất)

3. Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo đó:

  • Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu công nghiệp là chi phí hợp lý được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu công nghiệp.
  • Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi).

    * Địa bàn có điều kiện - kinh tế xã hội thuận lợi quy định tại Khoản này là các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh; trường hợp khu công nghiệp nằm trên cả địa bàn thuận lợi và địa bàn không thuận lợi thì việc xác định ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp căn cứ vào địa bàn có phần diện tích khu công nghiệp lớn hơn. Việc xác định đô thị loại đặc biệt, loại I quy định tại Khoản này thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định về phân loại đô thị.

 

 2.2. Các chính sách ưu đãi cụ thể của Nhà nước

CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

 1. Đối với dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ, bao gồm phân khu công nghiệp hỗ trợ:

  • Được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định pháp luật về đất đai; cho thuê đất trong thời hạn không quá 70 năm;
  • Ưu tiên vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, nguồn vốn ưu đãi ODA cho vay lại, xem xét cấp bảo lãnh của Chính phủ để huy động vốn ngoài nước và thực hiện các hình thức huy động vốn hợp pháp theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, tín dụng và pháp luật có liên quan;
  • Được đưa vào danh mục dự án trọng điểm quốc gia để kêu gọi đối tác hợp tác đầu tư.

 2. Đối với dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong khu công nghiệp hỗ trợ:

  • Được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các hỗ trợ khác theo quy định pháp luật về thuế, phát triển công nghiệp hỗ trợ và pháp luật khác có liên quan;
  • Trường hợp sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo quy định pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện thủ tục xác nhận ưu đãi trong thời gian tối đa là 30 ngày;
  • Ưu tiên tham gia các chương trình đào tạo, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các chương trình khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP – ĐÔ THỊ - DỊCH VỤ

Nhà đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ cần hạch toán độc lập các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các khu chức năng.

Các khu chức năng được hưởng ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền thuê đất và các ưu đãi đầu tư khác theo quy định tương ứng với các khu chức năng tại pháp luật về thuế, đất đai và pháp luật khác có liên quan.

ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI

  • Doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái được ưu tiên vay vốn ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các quỹ, tổ chức tài chính, nhà tài trợ trong nước và quốc tế để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và các giải pháp cộng sinh công nghiệp.
  • Doanh nghiệp phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái được ưu tiên tham gia các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, chương trình xúc tiến đầu tư do các cơ quan nhà nước tổ chức, quản lý.
  • Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái được ưu tiên cung cấp thông tin liên quan về thị trường công nghệ, khả năng hợp tác để thực hiện cộng sinh công nghiệp trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

 

Chat qua zalo