Bình Dương
Ông Mai Hùng Dũng - Giám đốc - Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương
84.913.950.666
Xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ... Ông Phạm Vũ Luận >> Xem chi tiết
Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương
Địa chỉ: Tầng 4, Tháp A, Trung tâm hành chính tập trung tỉnh Bình Dương, Góc Ngã tư đường Lê Lợi - Đại lộ Hùng Vương - phường Hòa Phú - Tp. Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương
Điện thoại 84.913.950.666
Email:
Website:sokhdt.binhduong.gov.vn/
Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản
Vị trí địa lý: Phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai.
Diện tích: 2.695,2 km2
Dân số: 1.482.636 người
Địa hình: Tương đối bằng phẳng, nền địa chất ổn định, vững chắc; bao gồm nhiều vùng địa hình khác nhau như vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi,…
Đơn vị hành chính: Có 3 thị xã (Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An) và 4 huyện (Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên).
Tài nguyên thiên nhiên: Bình Dương có cơ cấu đất khá phong phú, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài và ngắn ngày, xây dựng dân dụng và công nghiệp. Bình Dương có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng, nhất là khoáng sản phi kim loại có nguồn gốc magma, trầm tích và phong hoá đặc thù. Đây là nguồn cung cấp nguyên liệu cho những ngành công nghiệp truyền thống và thế mạnh của tỉnh như gốm sứ, vật liệu xây dựng, khai khoáng. Kết quả thăm dò địa chất ở 82 vùng mỏ lớn nhỏ, cho thấy Bình Dương có 9 loại khoán
Tài nguyên du lịch: Khai thác các lợi thế tự nhiên và những giá trị nhân văn được hình thành qua 300 năm lịch sử, Bình Dương đang phát triển nhiều loại hình du lịch, tạo ra các sản phẩm đặc trưng với các tour du lịch tham quan những danh lam, thắng cảnh dọc sông Sài Gòn, các di tích văn hóa, lịch sử cách mạng, lễ hội, làng nghề…Hiện nay, Bình Dương đã có một số khu du lịch do các tư nhân đầu tư như khu du lịch Phương Nam, làng du lịch Sài Gòn, khu du lịch Dìn Ký, Thanh Cảnh, Hàn Tam Ðẳng, Huỳnh Long, làng du lịch s
Tài nguyên con người: Số người trong độ tuổi lao động chiếm 59,9% dân số. Lao động trẻ, có trình độ, lao động truyền thống có tay nghề chiếm tỷ lệ cao: Số lao động có trình độ đại học và trên đại học có 6.272 người, chiếrn 4,74% tổng số lao động; trình độ trung cấp và tương đương có 21.268 người, chiếm 16,02%.
Giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông tương đối thuận tiện. Hệ thống giao thông của tỉnh nối liền với các đường giao thông quốc gia quan trọng như quốc lộ 1A, quốc lộ 13, 14, 22, 51, đường cao tốc Biên Hòa - Tân Uyên - quốc lộ 13. Tuyến đường sắt xuyên Á (trong tương lai): thành phố Hồ Chí Minh - Phnôm Pênh - Bangkok xuyên dọc từ nam đến bắc tỉnh nối vùng công nghiệp - đô thị với vùng nguyên liệu phía bắc tỉnh và Tây Nguyên.
Hệ thống điện: Bình Dương có nhiều tuyến lưới điện quốc gia xuyên qua từ Nam đến Bắc. Đến nay điện lưới có đến 100% trung tâm các xã, phường, 92,3% hộ dân có điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Đã đầu tư xây dựng mới trạm Sóng Thần công suất 40 MVA, Tân Định công suất 40 MVA; đường dây Đồng Xoài – Phước Hòa và trạm Phước Hòa tổng công suất 140 MVA; đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện 150 MVA của khu công nghiệp Việt Nam - Singapore. Xây dựng nhà máy nhiệt điện cung cấp khoảng 150 - 200 MVA cho các khu công nghi
Hệ thống nước:
Hệ thống Bưu chính viễn thông: 100% cơ sở thông tin với kỹ thuật số hóa và tổng đài kỹ thuật số; các dịch vụ điện thoại, fax, telex, gentex, truyền dẫn số liệu tự động hóa hai chiều đạt tiêu chuẩn quốc tế; hệ thống cáp quang đã được xây dựng ở thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An và các khu công nghiệp
Hệ thống Khu công nghiệp: Bình Dương có các khu công nghiệp: Việt Nam - Singapore (500ha), KCN An Hoà (158ha), KCN Bình Đường (24ha), KCN Đại Năng (274ha), KCN Đồng An (133ha), KCN Kim Huy (205ha), KCN Nam Tân Uyên (330,5ha), KCN Phú Gia (133ha), KCN Sóng Thần I (180ha), KCN Sóng Thần II (319ha), KCN Sóng Thần III (533ha), KCN Tân Đông Hiệp A (47ha), KCN Tân Đông HIệp B (164ha), KCN Việt Hương I (45ha), KCN Việt Hương II (250ha).
Cơ cấu kinh tế:
Tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực. Trong đó tỷ trong công nghiệp xây dựng luôn cao hơn hẳn so với cách ngành khác trong cơ cấu GDP.
Năm | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 |
Nông – lâm - thuỷ sản | 7% |
| 5,5% | 5,3% | 4,4% |
Công nghiêp – xây dựng | 64,1% |
| 64,8% | 62,3% | 63% |
Dịch vụ | 28,9% |
| 29,7% | 32,4% | 32,6% |
Tốc độ tăng trưởng:
Giai đoạn 2006–2010, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng trưởng bình quân 14%/năm
Năm |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
GDP |
|
|
|
10,38% |
14,5% |
Thu hút đầu tư: