Các thủ tục và đặc điểm cần lưu ý khi lựa chọn khu công nghiệp ở Việt Nam

Tuy nhiên, việc quyết định đầu tư vào khu công nghiệp nào cũng là một lựa chọn khá phức tạp. Nhà đầu tư không chỉ phải quan tâm đến việc giá thuê nhà xưởng mà còn cần chú ý đến các yếu tố quan trọng khác phù hợp với việc phát triển của doanh nghiệp sau này. 

Bài viết dưới đây sẽ giúp các nhà đầu tư nắm được những thông tin chung về khu công nghiệp ở Việt Nam cũng như thủ tục và những điểm cần lưu ý khi đầu tư vào khu công nghiệp:

Những điều cần biết về khu công nghiệp:

  • Về không gian: các khu công nghiệp đều được xác định ranh giới cụ thể bằng hệ thống hàng rào khu công nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất bên trong khu công nghiệp không chỉ được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật hiện hành mà còn phải tuân thủ những quy chế pháp lý riêng và được hưởng rất nhiều ưu đãi. Toàn bộ hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp được xây dựng phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ phục vụ công nghiệp.
  • Về chức năng hoạt động: lĩnh vực sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ cho sản xuất công nghiệp. Bên cạnh đó, mỗi khu công nghiệp sẽ được quy hoạch với những ngành nghề và mục tiêu riêng nhằm tạo sự đồng bộ và chuyên môn hóa trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp.
  • Về quy hoạch thành lập: Khu công nghiệp không phải là khu vực được thành lập tự phát mà được thành lập trên cơ sở quy hoạch đã được chính phủ phê duyệt. Nhà nước sẽ thiết lập những môi trường đầu tư thuận lợi với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hệ thống cơ chế – chính sách toàn diện.
  • Định hướng phát triển các khu công nghiệp:Các khu công nghiệp hoàn toàn có thể được mở rộng khi đáp ứng những yêu cầu về quy hoạch phát triển khu công nghiệp đã được phê duyệt.

Các đặc điểm cần quan tâm khi lựa chọn khu công nghiệp:

1/ Hồ sơ pháp lý rõ ràng: Điểm lưu ý đầu tiên khi các nhà đầu tư lựa chọn một khu công nghiệp chính là các loại giấy phép mà chủ sở hữu của khu công nghiệp đó đang sở hữu, các hồ sơ pháp lý mà chủ sở hữu khu công nghiệp đã hoàn thành.

  • Nếu ngành nghề kinh doanh của nhà đầu tư đang hướng tới không có trên giấy phép của khu công nghiệp thì có khả năng doanh nghiệp sẽ không thể thực hiện thủ tục đầu tư.
  • Bên cạnh đó, các loại giấy phép về môi trường, các quy định về tiếng ồn và rác thải của khu công nghiệp cũng là những điều mà các nhà đầu tư cần quan tâm để tránh các rắc rối phát sinh về môi trường khi phải đối mặt với các cơ quan kiểm soát của nhà nước.

2/ Thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp

Theo quy định chung thì thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp là như nhau. Tuy nhiên tại một số khu vực đặc thù với những định hướng phát triển cụ thể thì các khu công nghiệp có thể yêu cầu các nhà đầu tư cung cấp thêm các hồ sơ liên quan. Vì vậy việc tìm hiểu về các hồ sơ pháp lý cần thiết trước khi đầu tư vào khu công nghiệp phải là việc làm tiên quyết.

3/ Các chính sách về giá:

  • Đối với các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới thì giá thuê đất có thể không là vấn đề lớn đối với họ vì nó chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư. Tuy nhiên, nó lại là vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư vừa và nhỏ. Một khu công nghiệp có chính sách cho thuê dài hạn với mức giá ổn định sẽ là lựa chọn tối ưu cho các nhà đầu tư.
  • Các chi phí thuê mà nhà đầu tư cần quan tâm bao gồm: giá thuê đất, giá thuê nhà xưởng, phí quản lý, giá cung cấp điện – nước, phí xử lý nước thải, …
  • Tuy vậy, một khu công nghiệp đã có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện thường có mức giá cho thuê nhà xưởng gần tiệm cận với giá thuê bên ngoài, vì vậy, các nhà đầu tư có thể xem xét và cân nhắc lựa chọn các khu công nghiệp mới hình thành với kế hoạch hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cụ thể trong tương lai.

4/ Cơ sở hạ tầng: Bên cạnh chi phí thuê nhà xưởng thấp thì cơ sở hạ tầng và vị trí hạ tầng giao thông vận tải cũng là một trong những điểm mà các nhà đầu tư không thể bỏ qua.

  • Vị trí hạ tầng giao thông vận tải Khu công nghiệp bao gồm: Khu dân cư, đường quốc lộ hoặc đường cao tốc, đường sắt, sân bay và cảng biển gần nhất. Một khu công nghiệp với hệ thống hạ tầng giao thông vận tải hoàn thiện sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc vận chuyển và xuất/nhập hàng hóa.
  • Cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm: hệ thống đường trục chính, hệ thống giao thông nội bộ, mạng lưới điện – nước, hệ thống cấp điện dự phòng, hệ thống an ninh cùng hệ thống xử lý nước thải,…

5/ Dịch vụ hỗ trợ chuyên nghiệp:

Một trong những lo ngại của các nhà đầu tư khi tiến vào thị trường Việt Nam chính là thủ tục hành chính rườm rà và phức tạp. Việc lựa chọn các khu công nghiệp có các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến soạn thảo và quản lý hợp đồng thuê, giấy phép, các thủ tục tuân thủ về hành chính – nhân sự, kế toán,… sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí, nhờ đó có thể tập trung hơn vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.

6/ Một số điểm lưu ý khác:

Bên cạnh những điểm được nêu trên, các nhà đầu tư có thể xem xét một vài đặc điểm khác khi lựa chọn khu công nghiệp như:

  • Ngành nghề ưu tiên thu hút đầu tư của từng khu công nghiệp: Nhằm tạo dựng các khu công nghiệp có tính chất tập trung và chuyên biệt cũng như thu hút sự đầu tư ở một số lĩnh vực, mỗi khu công nghiệp sẽ có một hoặc một vài ngành nghề được ưu tiên. Ví dụ: khu công nghiệp Cát Lái II ưu tiên cho ngành công nghệ hiện đại (không ô nhiễm môi trường); khu công nghiệp Tân Tạo ưu tiên cho 3 ngành là cơ khí – điện tử, chế biến nông sản, lương thực thực phẩm và hóa mĩ phẩm – dược phẩm.
  • Số lượng các doanh nghiệp có cùng ngành nghề hoặc cùng quốc gia đã đầu tư vào khu công nghiệp đó: Việc có nhiều doanh nghiệp đến từ cùng quốc gia hoạt động trong khu công nghiệp sẽ giúp nhà đầu tư học hỏi được các kinh nghiệm hữu ích từ những người đi trước, hợp tác và trao đổi thông tin để tạo thành một cộng đồng vững mạnh.

Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tại địa phương: việc lựa chọn một khu công nghiệp đã hoàn thiện và một khu công nghiệp mới được hình thành phát triển se có những thuận lợi và khó khăn riêng cần được cân nhắc.

Thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp:

đầu tư vào khu công nghiệp

Với kinh nghiệm tư vấn kinh doanh cho hơn 1000 công ty và văn phòng đại diện nước ngoài ở Việt Nam, Viva Business Consulting có khả năng tư vấn và thực hiện mọi yêu cầu từ phía khách hàng theo cách thực tế nhất. Chúng tôi giúp lường trước những rủi ro tiềm ẩn để khách hàng có thể đạt được kết quả cuối cùng một cách hiệu quả và đơn giản nhất.

Chat qua zalo