Đồng Tháp

Liên hệ

Ông Khúc Quang Dũng - Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Tháp

84.91396808

Đánh giá môi trường đầu tư

Xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ... Ông Phạm Vũ Luận >> Xem chi tiết

Bản đồ

Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Tháp

Địa chỉ: Số 11, Võ Trường Toản, Phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Điện thoại 84.91396808

Email:

Website:dauthau.dongthap.gov.vn/?khdt=gioithieu

Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản

Vị trí địa lý: Phía bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía nam giáp tỉnh Vĩnh Long; phía đông giáp các tỉnh Long An, Tiền Giang; phía tây giáp các tỉnh Cần Thơ và An Giang.

Diện tích: 3375,4

Dân số: 1.667.700

Địa hình: Chia thành 2 vùng lớn: vùng phía Bắc sông Tiền tương đối bằng phẳng, hướng dốc Tây Bắc – Đông Nam; vùng phía Nam sông Tiền có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào giữa.

Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố (Cao Lãnh), 2 thị xã (Hồng Ngự, Sa Đéc) và 9 huyện (Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành).

Tài nguyên thiên nhiên: Thiên nhiên đã ban tặng Đồng Tháp nguồn nước ngọt vô tận với hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt. Đồng Tháp còn có nguồn tài nguyên đất đa dạng, gồm có đất phù sa, đất phèn, đất xám, trong đó đất phù sa chiếm phần lớn (hơn 50%) rất thuận lợi để trồng hoa màu, các cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Ngoài ra, Đồng Tháp còn có nguồn tài nguyên rừng phong phú với hơn 10.000 ha rừng tràm. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh gồm có cát xây dựng, đất sét có thể làm gạch ngói, sét kaolin và than b

Tài nguyên du lịch: Tỉnh có nhiều điểm du lịch, như khu di tích Gò Tháp, khu di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Vườn Quốc gia Tràm Chim, Vườn cò Tháp Mười, Làng hoa cảnh Tân Quy Đông (Vườn hồng Sa Đéc)… Bên cạnh đó, tỉnh còn có các tuyến du lịch liên tỉnh, đưa khách nước ngoài từ thành phố Hồ Chí Minh về Đồng Tháp, đi An Giang, Cần Thơ, về thành phố Hồ Chí Minh; tuyến ngoại tỉnh, chủ yếu đưa khách trong tỉnh đi thăm quan các tỉnh khác như Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang…

Tài nguyên con người: Nguồn lao động dồi dào, chiếm 52% dân số toàn tỉnh, hàng năm được bổ sung thêm khoảng 27.000 - 28.000 người từ nguồn chênh lệch giữa số người đến tuổi và lao động hết tuổi lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 40%, trong đó, đào tạo nghề đạt 26,6%. Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: nông nghiệp chiếm 82,71%; công nghiệp - xây dựng chiếm 6,05%; dịch vụ chiếm 11,24%.

Giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông chủ yếu là đường thuỷ và đường bộ. Về đường thuỷ: Đồng Tháp có 339 sông, kênh, rạch với tổng chiều dài 4.037,6 km, hình thành mạng lưới vận tải thuỷ đều khắp. Về đường bộ: toàn tỉnh có 2.700 km đường giao thông bộ. Tỉnh đã khai thông một số tuyến đường quan trọng như: quốc lộ 30 từ biên giới Campuchia nối liền quốc lộ 1A, thông thương với Tiền Giang, Long An và khu kinh tế trọng điểm phía nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu); quốc lộ 80 nối quốc lộ 1A với phà

Hệ thống điện: 100% xã, phường trong tỉnh đều có điện. Hơn 98% số hộ sử dụng điện sinh hoạt (trong đó khu vực thành thị 99,73%, khu vực nông thôn 96,6%). Các khu công nghiệp đều có đường điện cao, trung và hạ thế đủ phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư.

Hệ thống nước: Hệ thống cấp thoát nước được đầu tư theo yêu cầu của các khu đô thị, khu công nghiệp và dân cư. Tỷ lệ hộ dân kể cả nông thôn được sử dụng nước sạch được đảm bảo và từng bước nâng lên.

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Ngoài bưu cục trung tâm, toàn tỉnh còn có 10 bưu cục đặt tại trung tâm các huyện, thị và 37 bưu cục đặt tại các thị tứ và khu vực đông dân cư khác. 100% xã, phường đã được phủ sóng điện thoại. Số máy điện thoại bình quân đạt 12,24 máy/100 dân.

Hệ thống Khu công nghiệp: Đồng Tháp có 03 KCN tập trung (Sa Đéc, Trần Quốc Toản, Sông Hậu) và quy hoạch bổ sung thêm 04 khu công nghiệp với tổng diện tích 1.750 ha.

Cơ cấu kinh tế:


Chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ..

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Nông – lâm - thuỷ sản

44,85%

43,08%

44,14%

40,44%

40,75%

Công nghiêp – xây dựng

36,59%

40,14%

39,66%

42,47%

26,52%

Dịch vụ

18,56%

16,78%

16,2%

17,09%

32,73%







Tốc độ tăng trưởng:


Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 14,1%.

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

GDP

14,27%

15,79%

16,56%

11,09%

13%


Thu hút đầu tư:


1. Tổng vốn thu hút đầu tư giai đoạn 2000-2010 (bao gồm vốn trong nước và vốn FDI):
• Vốn đăng ký là 969.253,687 tỷ VNĐ
• Vốn góp là 4.666,062 tỷ VNĐ.

2. Đầu tư trong nước:
• Vốn đăng ký : 968.516,145 tỷ VNĐ
• Vốn góp : 3.933 tỷ VNĐ

3. Đầu tư nước ngoài:
• Vốn đăng ký : 737,542 tỷ VNĐ
• Vốn góp : 733,062 tỷ VNĐ

4. Các lĩnh vực kêu gọi đầu tư trọng điểm: công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng đô thị, thương mại và du lịch.

Chat qua zalo