Ninh Bình

Liên hệ

Trần thị Tuyến - Trung tâm XTĐT&HTPTDN

0914632238

Đánh giá môi trường đầu tư

>> Xem chi tiết

Bản đồ

Trung tâm XTĐT&HTPTDN

Địa chỉ:

Điện thoại 0914632238

Email:

Website:

Các lĩnh vực ưu tiên: Các lĩnh vực ưu tiên:

Vị trí địa lý: Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía nam của Đồng bằng sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội gần 100 km về phía Nam, diện tích tự nhiên gần 1.391 Km2, nằm trên tuyến giao thông huyết mạch Bắc - Nam. Với lợi thế gần thủ đô và vùng trung tâm kinh tế phía Bắc, Ninh Bình có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. - Phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình, - Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, - Phía Nam giáp biển Đông, - Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Thanh Hóa.

Diện tích: 1.391

Dân số: 95000

Địa hình: Ninh Bình nằm trong vùng tiếp giáp giữa vùng Đồng bằng sông Hồng với dải đá trầm tích phía Tây, và nằm ở điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với biển Đông nên địa hình bao gồm 3 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi, vùng đồng bằng và vùng ven biển

Đơn vị hành chính: + Thành phố Ninh Bình, Thành phố Tam Điệp + Huyện Nho Quan, Huyện Gia Viễn, Huyện Yên Mô, Huyện Kim Sơn , Huyện Yên Khánh, Huyện Hoa Lư.

Tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1391 Km2 với các loại đất: Phù sa (vùng đồng bằng ven biển), thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và trồng cây cói ; Đất phù sa cũ tập trung ở vùng đồng bằng trũng thích ứng cho thâm canh hoa màu, cây lương thực có chất lượng cao; Đất Feralit ở vùng bán sơn địa thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng như: cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu. + Tài nguyên khoáng sản: Ninh Bình có hệ thống núi đá vôi có diện tích trên 12.000 ha, với trữ lượng hàng chục tỷ m3 đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômít, hàm lượng MgO 17-19% chất lượng tốt làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng và một số ngành công nghiệp nặng khác. Đất sét phân bố rải rác ở các vùng núi thấp thuộc Tam Điệp, Gia Viễn, Yên Mô, là nguồn nguyên liệu trong sản xuất gạch ngói • + Tài nguyên biển: Ninh Bình có trên 15 km bờ biển, đây là một lợi thế để phát triển kinh tế biển bao gồm nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy, hải sản mà trọng tâm là những loại có giá trị kinh tế cao như tôm sú, cua nước lợ, cá biển và một số con nuôi đặc sản khác.

Tài nguyên du lịch:

Tài nguyên con người:

Giao thông: + Đường bộ: * Có 08 tuyến Quốc lộ chạy qua, dài 238km, bao gồm: QL.1 (bao gồm cả tuyến QL.1 tránh TP Ninh Bình), QL.10, QL.12B, QL.12B kéo dài, QL.21B, QL.38B, QL.45, Đường nối QL.1 với cảng Ninh Phúc * Có 19 tuyến đường tỉnh lộ, dài 261,4km, bao gồm: ĐT.477, ĐT.477B, ĐT.477C, ĐT.477D, ĐT.478B, ĐT.479, ĐT.479B, ĐT.479C, ĐT.479D, ĐT.479E, ĐT.480B, ĐT.480C, ĐT.481 (tuyến nhánh), ĐT. 481B, ĐT.481C, ĐT.481D, ĐT.482, ĐT.482B, ĐT.483 *Tầm nhìn đến năm 2030: + Đường cao tốc là 02 tuyến: - Cao tốc Bắc – Nam đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa - Cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh + Quốc lộ: 10 tuyến dài khoảng 296,5km QL.1 (bao gồm cả tuyến QL.1 tránh TP Ninh Bình), QL.10, QL.12B (kết hợp với tuyến QL.12B kéo dài, bao gồm cả đoạn QL.12B tránh TT Nho Quan), QL.21B, QL.37C, QL.38B, QL.45, Đường nối QL.1 với cảng Ninh Phúc, Đường bộ ven biển, Đường Bái Đính – Ba Sao – Mỹ Đình. + Đường tỉnh: 25 tuyến dài 501,2km ĐT.476, ĐT.476B, ĐT.477, ĐT.477C, ĐT.477D, ĐT.477E, ĐT.478, ĐT.478B, ĐT.478C, ĐT.478D, ĐT.479, ĐT.479B, ĐT.479C, ĐT.479D, ĐT.480, ĐT.480B, ĐT.480C, ĐT.480D, ĐT.481B, ĐT.481C, ĐT.481D, ĐT.482, ĐT.482B, ĐT.482C, ĐT.483 + Đường sắt: - Tuyến đường sắt Bắc – Nam: 21,6km - Đường sắt chuyên dùng: 2km

Hệ thống điện: Hệ thống điện: + Trạm điện 110KV: Có 14 trạm (trong đó đang vận hành 12 trạm, xây mới 02 trạm ) + Trạm điện 220KV: Có 02 trạm + Giá điện tại địa phương được thực hiện theo Quyết định số 2256/QĐ-BCT ngày ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về giá bán điện.

Hệ thống nước: Hệ thống cấp nước: + Hiện nay tại Ninh Bình có 12 nhà máy cung cấp nước sạch công suất trên 20.000 m3 / ngày đêm + Tổng công suất 200.000 m3 /ngày đêm + Đáp ứng đủ cho Khu công nghiệp, khu dân cư tại địa phương

Hệ thống Bưu chính viễn thông:

Hệ thống Khu công nghiệp:

Cơ cấu kinh tế:


- Cơ cấu kinh tế

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

Nông-Lâm-Thủy sản

21,3

19,7

14,9

14,1

13,7

Công nghiệp-Xây dựng

35,6

37,0

41,1

41,7

40,4

Dịch vụ

37,6

37,1

38,4

38,4

39,6

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP

5,5

6,2

5,6

5,8

6,3















Kinh ngạch (giá trị) xuất – nhập khẩu:

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

Xuất khẩu (triệu USD)

469,87

602,9

884,3

1.009,1

1.001,7

Nhập khẩu (triệu USD)

271,5

355,4

634,5

972,1

802,7


Tốc độ tăng trưởng:


- Tốc độ tăng trưởng GDP

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

Tổng GDP (tỷ đồng)

25.940.403

28.421.153

30.599.013

33.327.518

35.858.693


- GDP bình quân đầu người


Năm

2012

2013

2014

2015

2016

GDP (bình quân người)

28,82

31,17

34,71

41,50

44,5


Thu hút đầu tư:


Lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích: Tập trung kêu gọi, thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực chủ yếu sau:
Về lĩnh vực nông nghiệp: Ưu tiên đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy hải sản); phát triển nghiên cứu và chế tạo giống chất lượng cao; chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch đảm bảo chất lượng yêu cầu thị trường.

Về lĩnh vực công nghiệp: Ưu tiên các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các dự án sản xuất công nghiệp công nghệ cao, hiện đại, sạch, thân thiện với môi trường; dự án sử dụng lao động địa phương, nộp ngân sách cao (sản xuất bia, rượu, công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô, cơ khí chính xác, điện tử, điện lạnh...)

Về lĩnh vực du lịch: Ưu tiên đầu tư hạ tầng khu, điểm du lịch; các dự án vui chơi, giải trí chất lượng cao; các dự án sản xuất hàng hóa phục vụ du lịch (quà tặng, sản phẩm giới thiệu địa phương, quảng bá du lịch...)

Về lĩnh vực văn hóa, xã hội: Ưu tiên các dự án đầu tư có tính chất xã hội hóa vào các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo nghề, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội...

Ưu tiên thu hút những dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong nước; tập trung thu hút vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phụ vụ nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức cao. Hạn chế các dự án đầu tư vào lĩnh vực phi sản xuất, làm tăng tình trạng nhập siêu, tiêu tốn năng lượng. Không cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án sử dụng lãng phí năng lượng, tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, ô nhiễm môi trường hoặc các nhà đầu tư không đủ năng lực về tài chính.
Chat qua zalo