Sóc Trăng

Liên hệ

Ông Mai Phước Hưng - Giám đốc - Sở Kế hoạch và Đầu tư Sóc Trăng

84.91808979

Đánh giá môi trường đầu tư

Xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ... Ông Phạm Vũ Luận >> Xem chi tiết

Bản đồ

Sở Kế hoạch và Đầu tư Sóc Trăng

Địa chỉ: Số 21, đường Trần Hưng Đạo, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Điện thoại 84.91808979

Email:

Website:sokhdt.soctrang.gov.vn/sokhdt/trang-chu.html

Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản

Vị trí địa lý: Phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang; phía đông bắc giáp tỉnh Trà Vinh; phía đông nam giáp tỉnh Bạc Liêu; phía nam tiếp giáp biển Đông.

Diện tích: 3311,8 km2

Dân số: 1.293.200 người

Địa hình: Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5 m; độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc

Đơn vị hành chính: Có 1 thành phố (Sóc Trăng) và 10 huyện (Kế Sách, Long Phú, Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên, Mỹ Tú, Thạnh Trị, Cù Lao Dung, Châu Thành, Ngã Năm, Trần Đề).

Tài nguyên thiên nhiên: Về đất đai, Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên 331.176,29 ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng,… Về tài nguyên biển: Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 02 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 02 con sông lớn Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển tổng hợp (nuôi trồng thuỷ hải sản

Tài nguyên du lịch: Sóc Trăng có các điểm du lịch như Vườn cò Tân Long (huyện Thạnh Trị), khu công viên sông Đình (Tp. Sóc Trăng), khu dịch vụ du lịch ngư cảng Trần Đề, khu du lịch Mỏ Ó (Lịch Hội Thượng huyện Long Phú), khu du lịch Cù Lao Dung (huyện Long Phú), khu du lịch rừng tràm Mỹ Thanh… rất thích hợp để phát triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, do đặc điểm đặc biệt của dân cư Sóc Trăng, du lịch Sóc Trăng còn có các chùa chiềng và lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa của 3 dân tộc Kinh, Hoa và Khmer.

Tài nguyên con người: Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh là 734.404 người chiếm 59,03% dân số. Tỷ lệ lao động phân bố theo các ngành kinh tế quốc dân như sau: nông- lâm- ngư nghiệp 80,26%; công nghiệp, xây dựng 8,02%; còn lại 11,72% họat động trong các ngành dịch vụ. Nhìn chung, chất lượng lao động còn thấp, tỷ lệ lao động có kỹ thuật đạt khoảng 5%.

Giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông của Sóc Trăng chủ yếu là đường bộ và đường thuỷ. Sóc Trăng có hệ thống đường bộ khá thuận tiện với một số tuyến quốc lộ quan trọng chạy qua như quốc lộ: 1A, 60, 91C. Đường thủy: với 72 km bờ biển và 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh, Sóc Trăng có thể giao lưu quốc tế và phát triển kinh tế biển. Trên địa bàn tỉnh còn có cảng Trần Đề với năng lực xếp dỡ 240.000 tấn hàng hóa/năm

Hệ thống điện: Hiện toàn tỉnh có 100% xã có điện trung thế. Tại các trung tâm dân cư, lưới điện đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

Hệ thống nước: Hệ thống cấp nước tại thị xã được nâng cấp, cải tạo lên 18.000m3/ngày đêm. Tại các thị trấn và thị tứ, mạng lưới cung cấp nước đã được nâng cấp đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Toàn tỉnh đã phủ sóng đầy đủ các mạng điện thoại di động, dịch vụ điện thoại được mở rộng đến 100% số xã, phường. Năm 2009, số máy điện thoại di động khoảng 724.653 máy, số máy cố định 141.308 máy. Đường truyền Internet băng thông rộng, thiết bị vô tuyến và hữu tuyến được nâng cấp và mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Hệ thống Khu công nghiệp: Sóc Trăng có 6 KCN đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, bao gồm: KCN An Nghiệp, KCN Trần Đề, KCN Đại Ngãi, KCN Vĩnh Châu, KCN Long Hưng, KCN Mỹ Than

Cơ cấu kinh tế:


Tục chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng các ngành nông nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành công nghiệp.

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Nông – lâm - thuỷ sản

53,11%

50,92%

56,46%

54,5%

57,23%

Công nghiêp – xây dựng

22,63%

23,46%

17,15%

16,91%

14,62%

Dịch vụ

24,26%

25,62%

26,39%

28,59%

28,15%




Tốc độ tăng trưởng:


Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là 11,38%; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 470 USD/năm (năm 2005) lên 1.070 USD/năm (năm 2010).

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

GDP

12,8%

13,45%

 

10,14%

10,27%


Thu hút đầu tư:


1. Tổng vốn thu hút đầu tư giai đoạn 2000 – 2010 (gồm cả vốn trong nước và vốn FDI): 28.162.246 triệu đồng

+ Đầu tư trong nước: 27.954.136 triệu đồng
Vốn đăng ký: 27.954.136 triệu đồng
Vốn thực hiện:
+ Đầu tư nước ngoài: 209.110 triệu đồng
Vốn đăng ký: 209.110 triệu đồng
Vốn thực hiện:
2. Các lĩnh vực kêu gọi đầu tư trọng điểm
- Lĩnh vực nông nghiệp
- Lĩnh vực công nghiệp
- Lĩnh vực hạ tầng Khu công nghiệp
- Lĩnh vực thương mại, du lịch và xây dựng
Chat qua zalo