Thành Phố Hồ Chính Minh
Ông Thái Văn Rê - Giám đốc - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh
84.97459596
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 32, đường Lê Thánh Tôn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại 84.97459596
Email:
Website: dpi.hochiminhcity.gov.vn/
Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản
Vị trí địa lý: Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía tây bắc giáp tỉnh Tây Ninh; phía đông - đông bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía đông nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; phía tây - tây nam giáp các tỉnh Long An, Tiền Giang.
Diện tích: 2.095,5
Dân số: 7.165.200
Địa hình: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.
Đơn vị hành chính: Có 24 đơn vị hành chính gồm 19 quận nội thành (Q1, Q2, Q3, Q4, Q5, Q6, Q7, Q8, Q9, Q10, Q11, Q12, Q Bình Thạnh,Q Thủ Đức, Q Tân Phú, Q Gò Vấp, Q Phú Nhuận, Q Bình Tân, Q Tân Bình) và 5 huyện ngoại thành (Bình Chánh, Hóc Môn, Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè).
Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố chủ yếu là vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát, sạn, sỏi; nguyên liệu cho gốm sứ và chất trợ dụng; các nguyên liệu khác như than bùn… Chỉ có một số khoáng sản có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu của thành phố: nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh, nguyên nhiên liệu... Các khoáng sản khác như kim loại đen, kim loại màu (trừ nhôm), than đá... đều không có triển vọng hoặc chưa được phát hiện.
Tài nguyên du lịch: Thành phố Hồ Chí Minh có các địa điểm du lịch nổi tiếng như: khu du lịch Suối Tiên, khu du lịch Kỳ Hoà, làng du lich Bình Quới, vườn cò Thủ Đức, công viên văn hoá Đầm Sen, nhà thờ Đức Bà, Dinh Thống Nhất, địa đạo Củ Chi, Bến Nhà Rồng…
Tài nguyên con người: Năm 2010, thành phố có khoảng 4,7 triệu người trong độ tuổi lao động, tổng số người có việc làm trong các ngành kinh tế khoảng 3,2 triệu người. Đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trên địa bàn chiếm tới 30% so với cả nước. Số lao động đã qua đào tạo tăng từ 40% năm 2005 lên 55% năm 2010
Giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông tương đối thuận tiện với đủ 4 loại hình giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. Đường bộ: TP.Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông lớn của Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Từ đây, mạng lưới giao thông đường bộ tỏa đi khắp nơi: theo quốc lộ 22 đến Tây Ninh, theo quốc lộ 51 đến Vũng Tàu, theo quốc lộ 20 đi Đà Lạt, theo quốc lộ 1 A đến miền Tây và miền Trung nước ta. Đường sắt: thành phố có 4 ga xe lửa - lớn nhất là ga Trung tâm Sài Gòn. Đường thuỷ: Thành phố có
Hệ thống điện:
Hệ thống nước:
Hệ thống Bưu chính viễn thông: Hạ tầng hệ thống thông tin liên lạc viễn thông & Internet của TP.Hồ Chí Minh được đầu tư đạt trình độ thế giới, có thể cung cấp các dịch vụ với hiệu quả chi phí và độ tin cậy cao như: mạng lưới chuyển đảo thông tin băng thông rộng, mạng lưới dữ liệu thông tin tốc độ cao, hạ tầng mạng lưới băng thông rộng (MAN) cho thành phố theo mô hình “một hệ thống, đa dịch vụ”.
Hệ thống Khu công nghiệp: Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 15 khu công nghiệp và khu chế xuất: Bình Chiểu (27 ha); Cát Lái (111 ha) ; Hiệp Phước (332 ha) ; Lê Minh Xuân (100 ha) ; Phong Phú (163 ha) ; Tân Bình (125 ha); Tân Phú Trung (552 ha); Tân Tạo (442 ha) ; Tân Thới Hiệp (215 ha); Tây Bắc Củ Chi (220 ha) ; Vĩnh Lộc (200 ha) ; Linh Trung 1 (62 ha); Linh Trung 2 (63 ha); Tân Thuận (300 ha).
Cơ cấu kinh tế:
Không có sự thay đổi lớn trong cơ cấu các ngành kinh tế. Tỷ trong nông-lâm-thuỷ sản có giảm. Tỷ trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ luôn giữ ở mức cao trong cơ cấu kinh tế.
Năm |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
Nông – lâm - thuỷ sản |
1,2% |
1,4% |
1,3% |
1,2% |
|
Công nghiêp – xây dựng |
47,7% |
44,2% |
43,9% |
44,8% |
|
Dịch vụ |
51,1% |
54,4% |
54,8% |
54% |
Tốc độ tăng trưởng:
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 11 % .
Năm |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
GDP |
12,2% |
12,7% |
10,7% |
8% |
11,8% |
Thu hút đầu tư:
- Khu công nghệ Phần mềm Quang Trung - Thành phố Hồ Chí Minh
- Khu công nghệ Cao Vĩnh Lộc - Thành phố Hồ Chí Minh
- Khu công nghiệp An Hạ - Thành phố Hồ Chí Minh
- Khu công nghiệp Bình Chiểu - Thành phố Hồ Chí Minh
- Khu công nghiệp Cát Lái 2 - Thành phố Hồ Chí Minh
- Khu công nghiệp Cơ khí ô tô - Thành phố Hồ Chí Minh