Vĩnh Phúc
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc là tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ của Thủ đô, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, là cầu nối giữa các tỉnh phía Tây Bắc với Hà Nội và đồng bằng châu thổ sông Hồng, do vậy tỉnh có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế khu vực và quốc gia.Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950, trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên, năm 1968 sáp nhập với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú, từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội, từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc chuyển về thành phố Hà Nội. >> Xem chi tiết
Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc
Địa chỉ: 40 Nguyễn Trãi, Phường Đống Đa, TP Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc
Điện thoại
Email:
Website:skhdtvinhuc.gov.vn
Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông - lâm - thuỷ sản
Vị trí địa lý:
Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng Châu thổ sông Hồng là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
+ Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang;
+ Phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên;
+ Phía Đông Nam giáp Thủ đô Hà Nội;
+ Phía Nam giáp tỉnh Hà Tây;
+ Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
Diện tích: 1.235,87
Dân số: 1.151.154
Địa hình:
Phía bắc Vĩnh Phúc có dãy núi Tam Đảo kéo dài từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) - điểm cực bắc của tỉnh đến xã Ngọc Thanh (Phúc Yên) - điểm cực đông của tỉnh với chiều dài trên 30 km, phía tây nam được bao bọc bởi sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần từ đông bắc xuống tây nam và chia tỉnh thành ba vùng có địa hình đặc trưng: đồng bằng, gò đồi, núi thấp và trung bình.
- Địa hình đồng bằng: gồm 76 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 46.800 ha. Vùng đồng bằng bao gồm vùng phù sa cũ và phù sa mới. Vùng phù sa cũ chủ yếu do phù sa của các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Lô, sông Đáy bồi đắp nên, diện tích vùng này khá rộng, gồm phía bắc các huyện Mê Linh1, Yên Lạc, Vĩnh Tường và phía nam các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, được hình thành cùng thời kỳ hình thành châu thổ sông Hồng (Kỷ Đệ Tứ - Thống Pleitoxen). Vùng phù sa mới dọc theo các con sông thuộc các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh, phía nam Bình Xuyên, được hình thành vào thời kỳ Đệ Tứ - Thống Holoxen. Đất đai vùng đồng bằng được phù sa sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ, là điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế nông nghiệp thâm canh.
- Địa hình đồi: gồm 33 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là 24.900 ha. Đây là vùng thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả và hoa màu, kết hợp với chăn nuôi gia súc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng hóa thực phẩm.
- Địa hình núi thấp và trung bình: có diện tích tự nhiên là 56.300 ha, chiếm 46,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Địa hình vùng núi phức tạp bị chia cắt, có nhiều sông suối. Đây là một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh quanh Hà Nội, vì có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp tập trung và các khu du lịch sinh thái. Vùng núi Tam Đảo có diện tích rừng quốc gia là 15.753 ha.
Đơn vị hành chính: Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 2 thành phố và 7 huyện với 136 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 15 phường, 16 thị trấn và 105 xã.
Tài nguyên thiên nhiên: Vĩnh Phúc có diện tích rừng rất lớn. Đặc biệt, Vĩnh Phúc có rừng quốc gia Tam Đảo, tài nguyên rất phong phú và đa dạng với khoảng 260 loài cây thân gỗ và thân thảo, trong đó có nhiều loại gỗ quý như gỗ Pơ Mu và nhiều loại cây thuốc có giá trị. Ngoài ra, tỉnh còn có một số khoáng sản quý hiếm như thiếc, vàng, và một số khoáng sản có trữ lượng đáng kể dùng cho ngành vật liệu xây dựng như: cát, sỏi, đá vôi, đá xây dựng, đá granit (khoảng 50 triệu m3) nhưng tập trung nằm ở những khu nghỉ mát và rừng
Tài nguyên du lịch: Vĩnh Phúc đã được thiên nhiên ban tặng cho những danh thắng tuyệt đẹp như Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải, Đầm Vạc.... Khu nghỉ mát Tam Đảo được coi là một trong danh thắng bậc nhất ở miền Bắc Việt Nam. Những địa danh Thác Bạc, Hồ Xạ Hương, đập Làng Hà và rừng cây nguyên sinh… mãi mãi là hình ảnh không thể nào quên trong tâm hồn du khách.
Tài nguyên con người: Nguồn nhân lực của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 61,6% tổng dân số. Trên địa bàn tỉnh có nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề của trung ương và địa phương, quy mô đào tạo hơn 20.000 học sinh, hàng năm có gần 10.000 học sinh tốt nghiệp. Do vậy, nhân lực Vĩnh Phúc tương đối đáp ứng cả về số lượng và chất lượng cho công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh
Giao thông: Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi gồm cả đường bộ, đường sắt và đường sông. Ngoài ra, Vĩnh Phúc nằm sát cảng hàng không quốc tế Nội Bài, do vậy việc đi lại, vận chuyển hàng hoá hết sức thuận tiện. Về đường bộ, có 4 tuyến quốc lộ chạy qua đại bàn tỉnh là quốc lộ 2, 2B, 2C và 23. Về đường sắt, tuyến Hà Nội- Lao Cai nối với Vân Nam (Trung Quốc) đi qua Vĩnh Phúc. Ngoài ra, Vĩnh Phúc có các sông lớn đi qua như sông Hồng, sông Lô, sông Phó Đáy. Vì thế, việc xây dựng các cảng Chu Phan, Vĩnh Th
Hệ thống điện: Hệ thống điện có trạm 110 KV Vĩnh Yên với công suất trạm là 65.000 KVA., trạm 110 KV Phúc Yên với công suất trạm là 40.000 KVA, đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất
Hệ thống nước: Vĩnh Phúc có 2 nhà máy nước lớn được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Chính Phủ Đan Mạch và Chính phủ I-ta-li-a: Nhà máy nước Vĩnh Yên công suất 16.000 m3/ ngày đêm, nhà máy nước Mê Linh công suất 20.000 m3/ngày đêm, đảm bảo cung cấp đủ nước cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất
Hệ thống Bưu chính viễn thông:
Hệ thống Khu công nghiệp: Vĩnh Phúc hiện có 9 KCN đang hoạt động gồm: KCN Kim Hoa (117 ha), KCN Bình Xuyên (271 ha), KCN Bình Xuyên II (485 ha), KCN Khai Quang (262 ha), KCN Bá Thiện (327 ha), KCN Bá Thiện II (308 ha), KCN Chấn Hưng (131 ha), KCN Sơn Lôi (416 ha), KCN Hội Hợp (150 ha) và 14 KCN đang trình Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương thành lập với tổng diện tích 5.576 ha.
Cơ cấu kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng:
Thu hút đầu tư: