400 triệu USD được tập đoàn Úc đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp của Việt Nam, sau khi rời khỏi Trung Quốc vào hồi tháng 4/2020

Glenn Hughes, cựu Giám đốc quản lý vốn PwC Việt Nam đã được LOGOS bổ nhiệm là người đứng đầu tại Việt Nam từ tháng 1/2020. Tiến tới, LOGOS sẽ đẩy mạnh việc mua lại và phát triển các thương hiệu của lĩnh vực logistics, tập trung chính vào phân khúc chủ đạo là thương mại điện thử, thực phẩm cùng kho lạnh.

LOGOS - Tập đoàn bất động sản đến từ Úc có trụ sở tại Thành phố Sydney - là một thành viên của Công ty quản lý quỹ ARA cho biết hiện đang tập trung huy động 1,2 tỷ USD để tham gia vào thị trường bất động sản của Việt Nam và Hàn Quốc, theo thông tin từ DealStreet Asia.

Công ty LOGOS được John Marsh và Iliffe thành lập vào năm 2010, sau đó vào tháng 3/2020 công ty được ARA mua lại và hoạt động chuyên trong lĩnh vực về bất động sản khu công nghiệp (bao gồm có cả bất động sản hậu cần). Tính đến tháng 6 năm nay, theo thống kê LOGOS có diện tích hơn 6 triệu m2 bất động sản sở hữu và phát triển, giá trị lên đến khoảng 7,16 tỷ USD thông qua thực hiện 20 dự án liên doanh.

Ông Iliffe, đại diện của LOGOS đã chia sẻ hiện tập đoàn đang tập trung kêu gọi vốn vào khoảng 400 triệu USD cho chiến lược phát triển tại Việt Nam cùng với con số rót vào Hàn Quốc dự kiến là sẽ lên đến 800 triệu USD. LOGOS trước đó đã thực hiện việc huy động vốn của các nhà đầu tư chiến lược như Ivanhoe Cambridge, Canada Pension Plan Investment Board (CPPIB),... để thực hiện kế hoạch phát triển sang thị trường các nước Indonesia, Singapore.

Còn đối với chiến lược sắp tới của tập đoàn, ông Iliffe phát biểu: "Việt Nam trong 2 năm trở lại đây đã mở rộng các quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng. Theo đó, đây là lầm đầu chúng tôi nhận được đề nghị đến Việt Nam để tiến hành hỗ trợ các khách hàng, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh. Và hôm nay công ty chúng tôi quyết định sẽ tiến hành mở rộng kinh doanh sang Việt Nam, đồng thời cam kết luôn hỗ trợ khách hàng một cách lâu dài".

Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài

Cũng theo ông Iliffe chia sẻ, trong giai đoạn hiện nay thế giới đang suy thoái do sự ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại, sự phân cấp về các chuỗi cung ứng toàn cầu cùng sự phát triển bùng nổ và mạnh mẽ của thương mại điện tử, thị trường Đông Nam Á nói chúng đang nổi lên như một cơ hội đầu tư giàu tiềm năng. LOGOS đã chính thức bổ nhiệm ông Glenn Hughes, cựu Giám đốc quản lý vốn của PwC Việt Nam là người đứng đầu tại Việt Nam kể tư tháng 1/2020. Tiến tới, LOGOS sẽ đẩy mạnh việc mua lại và phát triển các thương hiệu của lĩnh vực logistics, tập trung chính vào phân khúc chủ đạo là thương mại điện thử, thực phẩm cùng kho lạnh. Trong đó, LOGOS đưa thông điệp: "Chúng tôi sẽ đón đầu những nhu cầu của khách hàng trong tương lai ".

Trước khi tuyên bố là sẽ tham gia thị trường Việt Nam, LOGOS đã có sự khảo sát, tìm hiểu và đặc biệt đánh giá cao việc cạnh tranh hiện tại. Có thể thấy, đối với thị trường bất động sản công nghiệp của Việt Nam, bao gồm các bất động sản, đất công nền nghiệp, nhà kho, nhà xưởng xây sẵn cùng các bất động sản hậu cần khác vẫn đang ở trong giai đoạn mới bắt đầu phát triển.

Theo ghi nhận của LOGOS, BW Industrial ( một liên doanh của Becamex IDC và Warburg Pincus) đã tuyên bố với các nhà đầu tư họ là nền tảng công nghiệp lớn nhất Việt nam với tổng vốn đầu tư là trên 215 triệu USD. Chưa hết, "ông lớn" về hậu cần trên toàn cầu là GLP vào đầu năm 2020 cũng đã chính thức thành lập cơ sở tại Việt Nam. Bên cạnh đó, không thể kể đến các công ty khác có thâm niên lâu năm trong thị trường bất động sản khu công nghiệp như VSIP – kết quả cái bắt tay giữa Becamex cùng với Sembcorp Development (Singapore), cùng rất nhiều tập đoàn lớn nội địa khác. Bởi hiện nay các thông tin bất động sản công nghiệp Việt Nam đang rất “nóng”. Một cuộc chạy đua khốc liệt đang diễn ra hiện nay.

"Trên hực tế, cạnh tranh là yếu tố vô cùng quan trọng trong bất kỳ một lĩnh vực hay thị trường nào. Mà ở đó, vị thế cạnh tranh được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về nhu cầu khách hàng ở hiện tại cũng như cả ở tương lai", một vị đại diện LOGOS đã chia sẻ. Bởi vậy, hãng sẽ tập trung tìm kiếm các nguồn cung ứng cũng như cố gắng thỏa mãn các nhu cầu từ khách hàng, qua đó sẽ nhận về sự hỗ trợ giúp phát triển tại thị trường Việt Nam một cách bền vững.

Một thông tin thêm mới được chia sẻ, trước khi quyết định chính thức quyết định mở rộng sang thị trường Việt Nam và Hàn Quốc, LOGOS đã tiến hành đầu tư khoảng 400 triệu USD vào Indonesia (năm 2019). Đồng thời, Tập đoàn này cũng đã dừng các hoạt động ở Trung Quốc với tổng số tiền đầu tư lên đến con số 800 triệu USD từ tháng 4/2020.

Chat qua zalo