8 Tiêu chuẩn khu công nghiệp sinh thái Việt Nam

Việt Nam đang trong giai đoạn hiện đại hóa đất nước. Thế nên, Việt Nam đã không ngừng đầu tư vào phát triển các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các KCN, cụm công nghiệp hiện tại không tuân theo quy hoạch thống nhất. Chính vì vậy, đã xuất hiện những giải pháp để hướng đến tăng trưởng xanh và hình thành nên những khu công nghiệp xanh. Vậy đâu là tiêu chuẩn của khu công nghiệp sinh thái?

Khu công nghiệp sinh thái là gì ?

Khu công nghiệp sinh thái (KCNST) là nơi tụ họp các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ tạo thành một “cộng đồng” hướng về một mục tiêu bảo vệ môi trường. Các DN này có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích. Họ cùng hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao. Họ kết nối với nhau thông qua sự hợp tác trong quản lý các vấn đề môi trường và tài nguyên.

Phát triển KCNST có thể cải thiện hoạt động kinh tế. Đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và giảm thải bỏ chất thải, thích hợp cho phát triển khu công nghiệp xanh.

8 Tiêu chuẩn xác định khu công nghiệp sinh thái

Nhằm mục đích định hướng xây dựng những khu công nghiệp xanh, ngày 22/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 82/2018/NĐ-CP. Nội dung nghị định quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế. Bao gồm những nội dung về tiêu chuẩn của khu công nghiệp sinh thái:

1. Kết cấu hạ tầng phải đúng pháp luật và bảo vệ môi trường, lao động

Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phải tuân thủ đúng luật. Thứ nhất là nghiêm túc tuân thủ các quy định pháp luật về sản xuất kinh doanh. Thứ hai là bảo vệ môi trường và lao động. Khuyến khích nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Các DN trong KCN áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và môi trường. Hệ thống này theo các tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phù hợp.

2. Hạ tầng kết cấu đầy đủ dịch vụ cơ bản

 

Hệ thống hạ tầng đảm bảo trong khu công nghiệp sinh thái

Nhà đầu tư phát triển hạ tầng kết cấu khu công nghiệp cung cấp đầy đủ các dịch vụ cơ bản trong khu công nghiệp theo quy định pháp luật. Bao gồm: Dịch vụ hạ tầng thiết yếu (điện, nước, thông tin, phòng cháy, chữa cháy...). Và các dịch vụ khác liên quan.

3. Sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch

Tối thiểu 90% doanh nghiệp trong khu công nghiệp có nhận thức. Đó là về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn. Tối thiểu 20% doanh nghiệp trong KCN phải áp dụng làm được điều này. DN cần đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý và công nghệ sản xuất. Tất cả nhằm để giảm chất thải, chất gây ô nhiễm, tái sử dụng chất thải và phế liệu.

4. Có diện tích đất cho công trình cây xanh

Dành tối thiểu 25% diện tích đất khu công nghiệp cho các công trình. Bao gồm: cây xanh, giao thông, các hạ tầng dịch vụ dùng chung,... Các công trình này phải theo quy chuẩn xây dựng của Bộ Xây dựng.

5. Liên kết cộng sinh công nghiệp

Thực hiện ít nhất 01 liên kết cộng sinh công nghiệp. Ít nhất 10% tổng số doanh nghiệp trong khu công nghiệp có kế hoạch tham gia các liên kết cộng sinh công nghiệp.

6. Xây dựng công trình xã hội cho người lao động

Có giải pháp đảm bảo nhà ở và các công trình xã hội, văn hóa và thể thao cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.

Xây dựng nhà ở cho công nhân ở khu công nghiệp sinh thái

7. Có cơ chế giám sát, quản lý bảo vệ môi trường

Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có cơ chế phối hợp thực hiện giám sát đầu vào và đầu ra của khu công nghiệp. Đó là cơ chế về sử dụng năng lượng, nước,... Và những cơ chế liên quan đến các vật liệu sản xuất thiết yếu, quản lý hóa chất độc hại. DN lập báo cáo định kỳ hàng năm về các kết quả đạt được trong hoạt động hiệu quả tài nguyên. Đồng thời giám sát phát thải của khu công nghiệp. Sau đó, báo cáo Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương.

8. Thực hiện công bố báo cáo bảo vệ môi trường

Hàng năm, nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện công bố báo cáo. Nội dung về thực hiện bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và các đóng góp cho cộng đồng xung quanh khu công nghiệp. Báo cáo này gửi tới Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của địa phương và đăng trên website của doanh nghiệp.

Khu công nghiệp sinh thái đang trở thành điều tất yếu đối với xu thế hiện nay. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn khu công nghiệp xanh Việt Nam

Chat qua zalo