Ấn Độ liên lạc với 1.000 doanh nghiệp Mỹ thuyết phục chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc

Trong tháng 4/2020, chính phủ Ấn Độ đã liên lạc với hơn 1.000 công ty tại Mỹ cũng như văn phòng của các công ty này tại nước ngoài nhằm quảng bá về những chính sách hỗ trợ đầu tư.

Ấn Độ liên lạc với 1.000 doanh nghiệp Mỹ thuyết phục chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc

Ảnh: Bloomberg

Ấn Độ đang cố gắng thu hút doanh nghiệp Mỹ, trong đó có cả những doanh nghiệp lớn trong ngành y tế như Abbot Laboratories để chuyển địa điểm sản xuất khỏi Trung Quốc. Động thái này diễn ra ở thời điểm chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đẩy nhanh những nỗ lực đổ lỗi cho Bắc Kinh trong đại dịch Covid-19.

Trong tháng 4/2020, chính phủ Ấn Độ đã liên lạc với hơn 1.000 công ty tại Mỹ cũng như văn phòng của các công ty này tại nước ngoài nhằm quảng bá về những chính sách hỗ trợ cho công ty rời hoạt động sản xuất khỏi Trung Quốc, theo nguồn tin từ nhiều quan chức chính phủ Ấn Độ mà Bloomberg có được. 

Ấn Độ đang ưu tiên thu hút đầu tư từ các công ty cung cấp trang thiết bị y tế, công ty sản xuất thực phẩm, dệt may, đồ da và công ty sản xuất phụ tùng ô tô. Trong danh mục 550 sản phẩm được công bố ưu tiên, những sản phẩm hàng hóa kể trên được ưu tiên.

Động thái đổ lỗi cho Trung Quốc về cách xử lý đại dịch Covid-19 mà Tổng thống Trump đang đưa ra được cho là sẽ khiến cho quan hệ thương mại toàn cầu ngày một căng thẳng hơn khi mà nhiều công ty và chính phủ chuyển tài nguyên khỏi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. 

Cho đến nay, Nhật đã dành ra 2,2 tỷ USD để giúp doanh nghiệp chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc còn Liên minh châu Âu (EU) đã cũng đã lên kế hoạch giúp các nước thành viên giảm phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc.

Đối với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, việc đầu tư tăng cao giúp vực dậy một nền kinh tế đang chịu tác động nặng nề từ quy định phong tỏa kéo dài 8 tuần để kiềm chế dịch Covid-19, đồng thời nó giúp ông mang đến động lực tăng trưởng quan trọng cho ngành sản xuất, đưa tỷ trọng đóng góp của ngành sản xuất lên tương đương 25% GDP vào năm 2022 từ mức 15% hiện nay.

Mục tiêu tạo việc làm đang vô cùng bức thiết với 22 triệu người Ấn Độ đang thất nghiệp, đồng thời Ấn Độ buộc phải đóng cửa tất cả các thành phố lớn.

Đồng thời, việc thu hút mạnh đầu tư nước ngoài có thể mang đến cho Ấn Độ cơ hội đẩy mạnh các chính sách cải cách đất đai, lao động và thuế vốn đã cản trở đầu tư trong nhiều năm.

Trong nhiệm kỳ 2 của Thủ tướng Ấn Độ, khắp đất nước Ấn Độ đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình, tăng trưởng kinh tế rớt xuống mức thấp dù rằng Đảng của Thủ tướng đương nhiệm đã chiến thắng vang dội cách đây 1 năm.

"Không chỉ Ấn Độ mà rất nhiều nước trên thế giới đã nhận định được tiềm năng phát triển thị trường bất động sản công nghiệp khi các doanh nghiệp lớn lần lượt lên kế hoạch dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc. Như vậy Việt Nam, là một nước thuộc Đông Nam Á giáp ranh Trung Quốc, với những lợi thế riêng cũng cần nhanh chóng thực hiện các động thái như mở rộng đất công nghiệp, tạo các chính sách thu hút đầu tư... để hấp dẫn các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu chuyển dời nhà máy khỏi Trung Quốc. Đây là cơ hội lớn, hiếm có mà chúng ta không nên bỏ lỡ" Ông Lê Xuân Thắng- Chủ tịch HĐQT IIP VIETNAM bày tỏ ý kiến.

Nguồn: Bizlive.vn

Chat qua zalo