Bất động sản khu công nghiệp: Lựa chọn mới cho nhà đầu tư

Sự lấp đầy quỹ đất khu công nghiệp

Thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến đầy tích cực. Tính sơ bộ đến giữa năm 2019, Việt Nam có tổng cộng 326 khu công nghiệp được thành lập, 250 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp, khu kinh tế và vốn tăng thêm đạt trên 8,3 tỉ USD. Tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đạt trên 73%.

Theo thống kê, nếu chỉ tính riêng quý 3/2019 thì GDP tăng 7,31% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, Việt Nam ký kết thành công một hiệp định thương mại ưu đãi (EVFTA) với khối thị trường chung Âu Châu (EU). Điều này sẽ giúp sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020, và là “cú hích” đầu ra cho các nhà máy khu công nghiệp tại Việt Nam. Từ đây, thị trường bất động sản khu công nghiệp cũng sẽ “nóng” lên từng ngày với sự dịch chuyển của nhiều nhà sản xuất tới Việt Nam, và tất nhiên các lô đất gần khu công nghiệp sẽ trở thành “điểm ngắm” của giới đầu tư.Miền Nam “tiên phong” phát triển khu công nghiệp

Thực tế, Việt Nam trở thành điểm thu hút phát triển khu công nghiệp bởi đội ngũ lao động trẻ, chi phí thấp, môi trường chính trị ổn định, và chỉ số tăng trưởng cao. Mỗi khu vực Bắc - Trung - Nam có những thế mạnh riêng, và đều sở hữu môi trường đầu tư hấp dẫn, các nhà sản xuất lớn có xu hướng hút vào khu vực miền Nam với tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt được mức cao. Với các cơ hội mới thì khu vực đồng bằng sông Cửu Long là điểm đáng lưu tâm. Kết thúc năm 2018, Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục được đánh giá là vùng có kết quả điều hành tốt hàng đầu của cả nước, kinh tế vùng tiếp tục có mức tăng trưởng ấn tượng với mức tăng bình quân đạt 7,8%. Riêng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 716.000 tỷ đồng, tăng 12% và cũng là giá trị đạt cao nhất từ trước đến nay. Một phần có sự vượt bậc này đến từ sự cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, và thủ tục hành chính được thiết lập tốt để hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp.

Hậu Giang “điểm đến” nhiều khu công nghiệp

Hậu Giang được xem là tỉnh thành “non trẻ” nhưng lại có tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc. Trong đó, tỉnh Hậu Giang tập trung phát triển các khu công nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung phục vụ xuất khẩu, công nghiệp, chế biến nông sản, khu cảng trung chuyển cho cảng Cái Cui, nhiều khu dân cư thương mại và khu đô thị tập trung ở các nơi như Mái Dầm, Châu Thành. Theo Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện trên địa bàn tỉnh này đã có 42 nhà đầu tư vào 49 dự án ở các khu, cụm công nghiệp của tỉnh này, trong đó có 34 dự án đã đi vào hoạt động, với tổng vốn đầu tư khoảng 68.000 tỉ đồng và trên 750 triệu USD. Thực tế, bất động sản công nghiệp phát triển sẽ đem lại tác động tích cực và trực tiếp đến các thị trường bất động sản khác như nhà ở, văn phòng cho thuê… Bởi các tập đoàn đa quốc gia sẽ đem theo cùng một đội ngũ rất lớn chuyên gia, người lao động. “Sức nóng” của bất động sản công nghiệp còn góp phần phát triển mạnh mẽ giá trị của những lô đất nền, nhà ở trong các khu đô thị thương mại liền kề.

Nếu nhà đầu tư bất động sản muốn “đón đầu” hàng chục ngàn chuyên gia, kỹ sư, người lao động thì nên quyết định nhanh để gia tăng cơ hội phát triển, và tỷ lệ sinh lời cũng cao hơn. Nổi bật trong các cơ hội tại Hậu Giang chính là Dự án Khu dân cư thương mại dịch vụ Mái Dầm (khu đô thị Vạn Phát Sông Hậu) khi tọa lạc tại tuyến đường “huyết mạch” Nam Sông Hậu. Bên cạnh sự hưởng lợi từ bất động sản khu công nghiệp, giá trị nhà đất khu đô thị Vạn Phát Sông Hậu sẽ tăng cao trong tương lai bởi các tiện ích ngoại khu như gần trung tâm hành chính, chợ, trường tiểu học, bệnh viện,… Từ đây, nhà đầu tư không chỉ thu hút khách hàng từ khu công nghiệp, mà còn mở rộng sang các hình thức như sang nhượng, kinh doanh để thêm lợi nhuận.

Nguồn: thanhnien.vn

 

Chat qua zalo