Bình Phước: Điểm sáng bất động sản khu công nghiệp giai đoạn 2020 – 2021

Trong bối cảnh thế giới vừa trải qua những “cú shock” không lường trước như thương chiến Mỹ - Trung và đại dịch Covid-19, các tập đoàn lớn trên thế giới đang tính đến việc chuyển dời những ngành sản xuất quan trọng ra khỏi Trung Quốc. Nghiễm nhiên đây là cơ hội để Việt Nam đón nhận làn sóng đầu tư mới gia tăng, trở thành điểm dịch chuyển của nhiều nhà máy lớn. Điều này đã khiến bất động sản khu công nghiệp tại Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn và trở thành lựa chọn đáng cân nhắc cho các nhà đầu tư.

Bất động sản công nghiệp tại Việt Nam ngày càng tỏa “sức nóng” và trở thành lựa chọn mới đầy hấp dẫn cho các nhà đầu tư

Đi liền với những diễn biến đó, gần đây, Bình Phước nổi lên là tỉnh có sức hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp trong và ngoài nước không chỉ bởi lợi thế về vị trí địa lý, sự hỗ trợ của chính quyền địa phương mà còn bởi hệ thống hạ tầng phát triển đồng bộ và liên tục được đầu tư. Trước diễn biến đó, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp đã khẳng định rằng chắc chắn trong giai đoạn 2020 - 2021 thị trường bất động sản công nghiệp Bình Phước sẽ có một cuộc tăng tốc ngoạn mục, tạo ra một sự đột phá mạnh mẽ chưa từng thấy trước đây.

Hạ tầng mở lối

Trong những năm qua với sự hỗ trợ của Trung ương và nguồn lực địa phương, Bình Phước đã có 3 tuyến Quốc Lộ với tổng chiều dài 222,7km gồm: QL14, QL13 và QL14C; 18 tuyến đường Tỉnh (635,3km), hơn 1.021km đường huyện được bê tông hóa và láng nhựa, 100% xã đã có đường đến trung tâm Xã.

Thời gian tới tỉnh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ khởi công đoạn còn lại của dự án QL13 từ ngã ba Lộc Tấn đi Cửa khẩu Hoa Lư dài 15km, dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Hiện Tỉnh đang phối hợp Tây Ninh, Long An để hoàn thiện các thủ tục kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận điều chuyển các tuyến đường đi qua 3 địa phương thành đường QL14C theo quy hoạch để kết nối giao thông các Tỉnh trong vùng.

Không chỉ có vậy tỉnh còn đề nghị Bộ GTVT đầu tư bổ sung đoạn tuyến cao tốc từ Chơn Thành - Hoa Lư để kết nối từ TP.HCM - Chơn Thành - Hoa Lư phục vụ phát triển kinh tế, xã hội các Tỉnh trong vùng với các nước Campuchia - Lào - Myanmar; Khôi phục xây dựng cầu Mã Đà kết nối tuyến ĐT753 đi Đồng Nai. Bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt kết nối hệ thống cảng từ TP. HCM đến Bình Phước nhằm tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa, thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư tại địa phương.

Sắp tới đây, khi tuyến Cao tốc TP. HCM - Chơn Thành hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế liên vùng, tạo động lực lớn cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, rút ngắn thời gian và lộ trình từ TP.HCM đến Bình Dương, Bình Phước.

Hạ tầng được khơi thông, không chỉ thu hút FDI tăng trưởng mà còn tác động mạnh mẽ đến giá trị bất động sản công nghiệp. Đó cũng là lý do tại sao thời gian qua Tỉnh Bình Phước liên tục đón nhận dòng chảy đầu tư bất động sản đổ về.

 “Thỏi nam châm" thu hút đầu tư

Tỉnh Bình Phước hiện có 13 KCN với tổng diện tích 4.686ha; trong đó, 8 KCN đã được đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng và đi vào hoạt động với tổng diện tích là 1.194ha, tỷ lệ lấp đầy khoảng 70%. Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư có giao thông rất thuận lợi để kết nối với Lào và Thái Lan, với tổng diện tích 28.364ha (trong đó 3.580ha khu trung tâm đã đưa vào hoạt động). Tỉnh cũng đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho Khu công nghiệp Sikico tại H.Hớn Quản với diện tích 655ha, vốn đầu tư dự kiến 3.000 tỉ đồng; KCN và dân cư Becamex Bình Phước với tổng diện tích 4.633ha, quy mô vốn đầu tư khoảng 21.000 tỉ đồng. 

Đến năm 2025, tỉnh Bình Phước đang hướng tới mục tiêu đẩy mạnh 21 Cụm công nghiệp với tổng diện tích lên tới 583 Ha, quy hoạch đến đầu năm 2030, phát triển thêm 34 Cụm công nghiệp với diện tích tổng lên khoảng 1.259 ha. Đặc biệt đa phần trong số đó sẽ là quỹ "đất sạch" phù hợp cho tất cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Mặt khác hầu hết các KCN của tỉnh Bình Phước đều được quy hoạch nằm ven trục Quốc lộ 13, 14 và đường ĐT741; đặc biệt các tuyến đường này vô cùng thuận lợi lưu thông vì đã được mở rộng từ 4-6 làn xe liên kết giữa Bình Phước với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia...

Nếu so sánh với các vùng nằm trong nhóm kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Phước được đánh giá là địa phương có ngành bất động sản công nghiệp đi sau, nhưng từ đầu năm 2019 tới nay, đã nhanh chóng trở thành “thỏi nam châm” thu hút nguồn vốn của giới đầu tư bất động sản công nghiệp, từ những “ông lớn” đến những doanh nghiệp đầu tư vừa và nhỏ.

Với những lợi thế gia tăng giá trị cùng những điểm mạnh nội tại và sự độc đáo của vùng miền, không khó lý giải vì sao Bình Phước nhanh chóng trở thành điểm sáng hút dòng vốn đầu tư giai đoạn 2020 – 2021.

Mọi thông tin liên hệ hợp tác, vui lòng gọi tới Hotline: 1900888858 hoặc Email: info@iipvietnam.com. 

Website: http://iipvietnam.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/iipvietnam

 

Chat qua zalo