“Bộ tứ kim cương” và tiềm năng Việt Nam: Bài II - Lựa chọn của chúng ta

Dù sao đi nữa, miếng bánh mà mình đang ăn vẫn có giá trị hơn cả "xưởng bánh" mà người khác hứa hẹn...

Có nhiều ý kiến bên lề cho rằng, nếu Trung Quốc đóng cửa biên giới 3 ngày, kinh tế Việt Nam chao đảo. Không dễ tìm ra con số định lượng để chứng minh trực tiếp cho vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng ùn ứ nông sản tại biên giới tương đối phổ biến.

Cũng như Mỹ hay mọi quốc gia khác, nền kinh tế gia công của Việt Nam sống nhờ vào vùng nguyên nhiên liệu phong phú, đa dạng và rất rẻ từ Quảng Đông, Quảng Tây, Chiết Giang...

Hãy dành chút thời gian để quan sát mặt sau lưng của tất cả các thiết bị hiện có trong nhà bạn, sẽ thấy các tín hiệu nhận biết có nguồn gốc từ Trung Quốc, như ZTE, Made in China, Made in PRC... nói đơn giản, hơn 50% bộ đồ bạn mặc trên người có nguồn gốc từ Trung Quốc...

Hãy quan sát vài công trình tiêu biểu trên đất nước ta, như Cát Linh - Hà Đông, Formosa, Nhiệt điện Vĩnh Tân, nhà máy giấy Lee&Man...và đặt ra câu hỏi: Tại sao nó phát sinh nhiều chuyện không đáng có như thế?

Thông thường khi bước chân ra khỏi lãnh thổ, đi đầu tư kinh doanh khắp nơi trên thế giới - doanh nghiệp, doanh nhân chính là hình ảnh quốc gia, dân tộc mình. Có ai muốn làm “mếch lòng” nhau như thế?

Liệu Trung Quốc sẽ khoanh tay đứng nhìn Mỹ và đồng minh làm mưa làm gió?

Liệu Trung Quốc sẽ khoanh tay đứng nhìn Mỹ và đồng minh làm mưa làm gió?

Rất lâu rồi, người ta bàn về cách “thoát Trung” nhưng không có phương án nào khả dĩ. Có lẽ, định mệnh lịch sử đã chọn lựa Việt Nam tọa lạc sát nách một nước lớn có nhiều tham vọng.

Nhưng đại dịch COVID-19 cho thấy rằng, kể cả Mỹ, châu Âu đâu có chung biên giới với Trung Quốc, thậm chí ở rất xa nhau! Nhưng tất cả đều không thể bứt ra khỏi ảnh hưởng do chuỗi cung ứng đang đặt tại Trung Quốc.

Nhiều quốc gia Tây Á, Nam Á, châu Phi, họ chẳng gần Trung Quốc chút nào, thậm chí khác biệt về văn hóa, tư tưởng nhưng rất nhiều trong số đó cũng bị cuốn vào “trào lưu Trung Quốc” không dứt ra được!

Cũng có những quốc gia ở khá gần Trung Quốc, lại mang đặc điểm “đồng chủng, đồng văn” như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singgapore nhưng họ lại chọn “chơi thân” với cường quốc ở phía Tây bán cầu.

Vậy đã rõ, phụ thuộc hay không phụ thuộc, không liên quan mấy đến vị trí địa lý, chính trị. Cái chính là “sự lựa chọn” của mỗi quốc gia, dân tộc. Bởi truy về sâu xa không ai có thể quyết định thay tương lai của mình trừ khi đó là chính ta.

Về kinh tế, “thoát Trung” đột ngột là dại dột, và hơn thế, thời buổi hội nhập, có một thị trường tiêu thụ đồ sộ hơn 1,5 tỷ dân, nơi cung cấp bất cứ thứ gì cũng có là điều kiện lý tưởng để làm giàu.

Mấy hôm nay, rất nhiều bình luận trên mạng xã hội bày tỏ mừng vui vì Mỹ mời Việt Nam tham gia “bộ tứ mở rộng” nhằm tái cấu trúc chuỗi cung ứng. Cảm xúc này dễ hiểu. Nhưng để hiện thực hóa nó là một đoạn đường rất khó khăn.

Vì sao? Vì một miếng bánh mà mình đang ăn vẫn có giá trị hơn nhiều cả “xưởng bánh” mà người khác chỉ mới hứa hẹn. Để hòa nhập với “bộ tứ kim cương” Việt Nam phải mất ít nhất 5 năm, 10 năm, thậm chí lâu hơn nếu cứ vận hành với tốc độ như hiện nay.

Không đơn giản như việc Mỹ dời vài nhà máy về Việt Nam là thành “chuỗi cung ứng” mà nó phải song hành với hệ thống luật pháp, thể chế, các FTA kiểu mới có yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội...

Sự hiện diện của nhiều cường quốc sẽ khiến tình hình Biển Đông căng thẳng hơn

Sự hiện diện của nhiều cường quốc sẽ khiến tình hình Biển Đông căng thẳng hơn

Ý nghĩa lớn nhất của lời mời từ Mỹ là nó tạo ra cho Việt Nam có hơn 1 sự lựa chọn, hay nói cách khác trước tới nay Việt Nam chỉ có một con đường cái là thông thương sang Trung Quốc.

Sự lựa chọn này đặc biệt ở chổ, nó hoàn toàn không cho phép chọn bên nào, bỏ bên nào. Ngoài những đặc điểm vốn có về văn hóa, tư tưởng, chính trị, thì như đã nói Trung Quốc là thị trường lớn, tiềm năng dồi dào. Bang giao, hội nhập, làm bạn, đối tác tin cậy với tất cả mới là mong muốn của chúng ta.

Có thể nói, “bộ tứ mở rộng” hội tụ đầy đủ các yếu tố để thịnh vượng, quy mô dân số trên 1,72 tỷ người, GDP xấp xỉ 32,2 nghìn tỷ USD. Australia, New Zealand có thế mạnh nông nghiệp công nghệ cao, Hàn Quốc, Nhật Bản rất mạnh mạnh kỹ thuật, công nghệ, Mỹ là đơn hàng khổng lồ, Ấn Độ cộng với Việt Nam đủ sức thay thế Trung Quốc làm chuỗi cung ứng.

Trên đời này, người ta chỉ khó khăn, thậm chí chết khi không còn sự lựa chọn nào, nhưng khi có hơn 1 sự lựa chọn đã là diễm phúc. Nhìn lại, hiếm có quốc gia nào có cơ hội lớn như chúng ta lúc này.

Trump chọn Việt Nam không phải là ngẫu hứng, qua những sự kiên đã nói trong bài trước -tôi tin chắc rằng, “kế hoạch Việt Nam” đã được bàn thảo rất kỹ tại Nhà trắng.

Nếu nói Việt Nam “đắc địa chính trị” thì chính là đây - đã rơi vào “mắt xanh” trong tính toán chiến lược của các cường quốc. Điều này tuy gây ra nhiều phiền phức, nhưng suy cho cùng, cơ hội không thể tách rời thách thức.

Liệu Bắc Kinh sẽ ngồi yên để Mỹ và đồng minh làm mưa làm gió tại châu Á-Thái Bình Dương? Không bao giờ! Vậy nên các nước nhỏ phải làm sao khéo léo để tồn tại giữa hai làn sóng?

Nguồn: enternews.vn

Chat qua zalo