Chủ đầu tư khu công nghiệp nên sang Trung Quốc trực tiếp xúc tiến đầu tư

1. Tầm quan trọng của dịch vụ tư vấn

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đang có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất tại Việt Nam và với mong muốn được hợp tác với một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên cả nước mang tính dài hạn và cùng thành công nên IIP - Cổng thông tin bất động sản công nghiệp Việt Nam sau nhiều năm kinh nghiệm và mối quan hệ trong nghề đã đưa ra một hình thức tư vấn xúc tiến đầu tư bất động sản công nghiệp mới, giúp các chủ đầu tư khu công nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận trực tiếp với các nhà sản xuất lớn tại Trung Quốc. Qua hình thức này, các chủ đầu tư không chỉ gặp gỡ mà còn trực tiếp giới thiệu tiềm năng khu công nghiệp của mình với chủ tịch các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc.

2. Tại sao doanh nghiệp Trung Quốc lại chọn Việt Nam?

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhiều doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất từ Trung Quốc. Vậy các lý do chính là gì?

2.1. Chi phí sản xuất thấp hơn

Một trong những yếu tố quyết định lớn nhất khi doanh nghiệp lựa chọn địa điểm mở nhà máy là chi phí sản xuất. Trước đây, Trung Quốc đã từng là nơi có chi phí lao động cạnh tranh nhưng hiện nay mức lương ở Trung Quốc đang ngày càng tăng cao do tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ. Ngược lại, chi phí lao động tại Việt Nam hiện vẫn thấp hơn đáng kể so với Trung Quốc.

Theo thống kê, mức lương trung bình cho lao động sản xuất tại Việt Nam chỉ bằng khoảng 50-60% so với Trung Quốc, điều này giúp các doanh nghiệp Trung Quốc khi mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí nhân sự. Ngoài ra, các chi phí liên quan đến đất đai, chi phí vận hành nhà máy và các dịch vụ phụ trợ tại Việt Nam cũng hợp lý hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất lớn.

2.2. Vị trí địa lý thuận lợi

Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược trong khu vực Đông Nam Á, lại có đường biên giới với Trung Quốc cả đất liền, trên biển và các thị trường lớn khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, và các nước ASEAN. Điều này mang lại lợi thế to lớn cho các doanh nghiệp sản xuất khi vận chuyển hàng hóa. Việc vận chuyển từ Việt Nam đến các thị trường xuất khẩu lớn khác như Mỹ và châu Âu cũng dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.

Hơn nữa, Việt Nam cũng có nhiều cảng biển lớn và hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các tuyến đường biển từ Việt Nam giúp dễ dàng xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường quốc tế, đồng thời giảm thiểu chi phí vận chuyển.

2.3. Ổn định chính trị và môi trường kinh doanh thuận lợi

Một trong các lợi thế của Việt Nam so với nhiều nước trên thế giới là môi trường chính trị ổn định và định hướng phát triển kinh tế rõ ràng, điều này tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các chính sách phát triển công nghiệp của Việt Nam luôn ưu tiên thu hút vốn đầu tư FDI, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất.

Trong giai đoạn gần đây, Việt Nam đã có nhiều biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, bao gồm cải cách hành chính, giảm thời gian và chi phí xin giấy phép đầu tư, cũng như các quy định về thuê đất và phát triển hạ tầng.

2.4. Các hiệp định thương mại tự do (FTA)

Việt Nam được coi là Hub của rất nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA), và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Khi sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, các doanh nghiệp FDI sẽ được hưởng các ưu đãi thuế quan từ các FTA, không chỉ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, mở rộng được thị trường tiêu thụ và còn làm chosản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn khi xuất khẩu sang các thị trường khác.

2.5. Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và nhiều nước lớn trên thế giới khác đã tạo như những rào cản thương mại với các sản phẩm hàng hóa có xuất sứ từ Trung Quốc, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc phải tìm kiếm các giải pháp mới để tránh bị áp đặt các mức thuế quan cao khi xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên như một lựa chọn thay thế lý tưởng. Khi chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể tránh được các mức thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ và các quốc gia khác.

Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ vẫn bảo vệ được lợi nhuận mà còn duy trì được mối quan hệ thương mại với các đối tác nước ngoài và tránh được các ảnh hưởng không đáng có từ các căng thẳng thương mại.

2.6. Hạ tầng công nghiệp và chuỗi cung ứng đang phát triển

Việt Nam đang đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các khu công nghiệp và khu chế xuất. Hơn nữa, chuỗi cung ứng tại Việt Nam cũng ngày càng phát triển, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cung ứng linh kiện và nguyên vật liệu. Điều này giúp các nhà sản xuất dễ dàng tiếp cận với nguồn cung nội địa, từ đó giảm chi phí vận chuyển và thời gian sản xuất.

2.7. Nguồn nhân lực trẻ và dồi dào

Với tỷ lệ dân số trẻ cao, Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, nhiệt huyết và dồi dào, chi phí thấp và sẵn sàng làm việc trong môi trường sản xuất công nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất cần sử dụng nhiều lao động trong các dây chuyền sản xuất lớn.

Ngoài ra, trong những năm trở lại đây, Chính phủ, các Bộ Ngành và nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam rất quan tâm tới việc đầu tư các trường đào tạo, trường nghề để nâng cao trình độ tay nghề cho lực lượng lao động. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tuyển dụng và đào tạo lao động dễ dàng hơn, đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế.

2.8. Khả năng mở rộng quy mô và tiềm năng phát triển

Việt Nam cũng đang phát triển các khu vực kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp từ Bắc đến Nam và rất nhiều, tỉnh thành phố trên cả nước của Việt Nam đang ưu tiên phát triển công nghiệp. Hàng loạt các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được cấp phép đầu tư trong những năm gần đây và quỹ đất dự trữ phục vụ phát triển công nghiệp của Việt Nam còn rất lớn do đó Việt Nam cung cấp nhiều lựa chọn cho các doanh nghiệp Trung Quốc có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất trong tương lai. Hơn nữa sự linh hoạt trong việc thuê đất công nghiệp và các ưu đãi từ chính phủ giúp các doanh nghiệp dễ dàng mở rộng khi cần thiết.

2.9. Cộng đồng nhà đầu tư Trung Quốc và văn hóa tương đồng

Rất nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam đã hình thành lên Cộng đồng Nhà đầu tư Trung Quốc và văn hóa của người Trung Quốc và văn hóa của người Việt Nam có nhiều nét tương đồng nên tạo nhiều thuận lợi cho các Nhà đầu tư Trung Quốc sang mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Chính vì vậy, việc IIP - Cổng thông tin bất động sản công nghiệp Việt Nam tổ chức các đoàn công tác cho chủ đầu tư các khu công nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc để giới thiệu trực tiếp khu công nghiệp với chủ tịch các nhà máy đang có nhu cầu mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam là hợp lý và đúng thời điểm.

3. Hình thức tư vấn mới và đi vào thực chất từ IIP

1. Thông tin ban đầu

Chủ đầu tư khu công nghiệp có nhu cầu xúc tiến đầu tư trực tiếp với chủ tịch các nhà máy ở Trung Quốc đang có nhu cầu mở rộng sản xuất tại Việt Nam gửi cho IIP - Cổng thông tin bất động sản công nghiệp Việt Nam một số các thông tin chính cụ thể như sau:

1.1. Hồ sơ giới thiệu về khu công nghiệp

1.2. Yêu cầu, mong muốn của chủ đầu tư khu công nghiệp về việc mời chủ các doanh nghiệp Trung Quốc sang thuê đất và mở nhà máy tại khu công nghiệp, bao gồm một số thông tin chính sau:

1.2.1. Ngành nghề mong muốn thu hút đầu tư vào khu công nghiệp

1.2.2. Diện tích đất tối thiểu/dự án

1.2.3. Tổng mức đầu tư tối thiểu/ha

1.2.4. Thời điểm khách hàng Trung Quốc đầu tư

1.2.5. Thời gian dự kiến sang Trung Quốc xúc tiến đầu tư

1.2.6. Thành phần đoàn dự kiến sang Trung Quốc xúc tiến đầu tư

1.2.7. Các yêu cầu khác của chủ đầu tư khu công nghiệp (nếu có)

1.2.8. Các hỗ trợ của chủ đầu tư khu công nghiệp với khách hàng Trung Quốc (nếu có)

2. Kết nối các khách hàng Trung Quốc

Trên cơ sở thông tin và các các yêu cầu, mong muốn của chủ đầu tư khu công nghiệp. Bằng các mối quan hệ và nền tảng sẵn có của IIP, IIP - Cổng thông tin bất động sản công nghiệp Việt Nam sẽ triển khai kế hoạch tìm kiếm, giới thiệu đến các Nhà đầu tư Trung Quốc đang có nhu cầu mở rộng nhà máy sản xuất tại Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu, mong muốn của chủ đầu tư khu công nghiệp.

3. Lên kế hoạch đi xúc tiến đầu tư

IIP sẽ lên lịch và sắp xếp thời gian đi xúc tiến đầu tư phù hợp nhất để không tốn thời gian, chi phí của chủ đầu tư khu công nghiệp nhưng lại mang hiệu quả cao. Theo đó, mỗi chuyến xúc tiến đầu tư của chủ đầu tư khu công nghiệp tại Trung Quốc sẽ diễn ra từ trong khoảng từ 3 ngày tới 5 ngày, mỗi ngày sẽ gặp gỡ, trao đổi tối thiểu 01 chủ nhà máy tại một số tỉnh, thành phố của Trung Quốc.

4. Chuyến đi gặp gỡ và thương thảo trực tiếp

Điểm khác biệt lớn nhất trong dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư mới của IIP chính là việc tổ chức các chuyến đi gặp gỡ trực tiếp giữa chủ đầu tư khu công nghiệp Việt Nam và chủ tịch các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc. Đây là bước đột phá trong dịch vụ xúc tiến đầu tư bất động sản công nghiệp, mang lại nhiều lợi ích thực tế:

4.1. Tương tác trực tiếp, tăng tính thuyết phục: Thông qua việc trực tiếp gặp gỡ và giới thiệu khu công nghiệp, chủ đầu tư có cơ hội xây dựng mối quan hệ sâu rộng và tạo niềm tin với đối tác Trung Quốc.

4.2. Giới thiệu chi tiết khu công nghiệp: Chủ đầu tư có thể giới thiệu chi tiết về vị trí, cơ sở hạ tầng, tiềm năng phát triển và các ưu đãi của khu công nghiệp một cách trực quan và thuyết phục hơn so với các cuộc gặp gỡ trực tuyến.

4.3. Tạo cơ hội hợp tác: Qua các cuộc gặp gỡ trực tiếp, các doanh nghiệp Trung Quốc có thể trao đổi nhu cầu cụ thể về việc mở rộng nhà máy sản xuất tại Việt Nam của mình và có thể đưa ra quyết định thời điểm bay sang Việt Nam để khảo sát chi tiết về khu công nghiệp.

5. Kết nối sau chuyến khảo sát và hỗ trợ khách hàng Trung Quốc khi sang khảo sát nhà máy tại Việt Nam

Sau khi diễn ra các cuộc gặp gỡ, IIP vẫn tiếp tục duy trì kết nối và hỗ trợ các chủ đầu tư khu công nghiệp trong việc trao đổi các công việc có liên quan và mời chủ tịch nhà máy sang Việt Nam để khảo sát trực tiếp khu công nghiệp của Chủ đầu tư khu công nghiệp.

Khi chủ nhà máy Trung Quốc sang Việt Nam khảo sát khu công nghiệp, IIP cũng sẽ đồng hành cùng chủ đầu tư khu công nghiệp để đón tiếp cũng như tư vấn các lợi thế, tiềm năng và cơ hội khi mở nhà máy tại khu công nghiệp.

IIP không chỉ dừng lại ở việc kết nối, tư vấn mà còn cung cấp các giải pháp tối ưu cho cả hai bên trong việc nghiên cứu thị trường, thực hiện các bước tiếp theo như hợp đồng, giấy tờ pháp lý và việc triển khai dự án xây dựng nhà máy tại khu công nghiệp.

6. Lợi ích của hình thức tư vấn mới

6.1. Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư

Hiện nay, có nhiều phương thức xúc tiến đầu tư để tìm kiếm các khách hàng FDI vào thuê đất mở nhà máy trong khu công nghiệp nhưng hình thức thư vấn của IIP bằng việc tổ chức các chuyến đi gặp gỡ trực tiếp giúp nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, khi đó chủ đầu tư khu công nghiệp tại thay vì ở Việt Nam đợi khách hàng đến hoặc tham gia các hội thảo xúc tiến đầu tư thì có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với những đối tác tiềm năng nhất. Không chỉ là việc giới thiệu qua các kênh truyền thông, cuộc gặp trực tiếp sẽ giúp các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ có cái nhìn trực quan và tin cậy hơn về khu công nghiệp.

6.2. Tiếp cận nhanh chóng với chủ các doanh nghiệp Trung Quốc

Thay vì chờ đợi doanh nghiệp Trung Quốc tự tìm đến, IIP chủ động đưa chủ đầu tư khu công nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc, tạo ra cơ hội hợp tác nhanh chóng. Với các cuộc gặp gỡ trực tiếp, quá trình ra quyết định của doanh nghiệp Trung Quốc cũng sẽ diễn ra nhanh chóng và rõ ràng hơn.

6.3. Xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài

Thông qua các chuyến đi gặp gỡ, chủ đầu tư không chỉ tìm kiếm cơ hội hợp tác trước mắt mà còn xây dựng được mối quan hệ lâu dài với các đối tác Trung Quốc. Đây là nền tảng vững chắc giúp các khu công nghiệp Việt Nam thu hút được nhiều doanh nghiệp sản xuất lớn trong tương lai.

Với sự thay đổi và sáng tạo trong cách tiếp cận, IIP đang tạo ra những cơ hội hợp tác lớn hơn cho các chủ đầu tư khu công nghiệp tại Việt Nam, đồng thời đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp Trung Quốc. Dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư mới của IIP không chỉ mang lại lợi ích ngắn hạn mà còn giúp xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài, góp phần phát triển bền vững cho cả tất cả các bên tham gia.

Chủ đầu tư khu công nghiệp có nhu cầu sang giới thiệu trực tiếp với chủ tịch các nhà máy của Trung Quốc đang có nhu cầu mở rộng sản xuất tại Việt Nam, vui lòng liên hệ với IIP qua: 

- Hotline: 1900888858

- Website: iipvietnam.com

- Email: info@iipvietnam.com

Chat qua zalo