CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG

Chuyên gia quốc tế nhận định: Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cụ thể, Việt Nam đã đạt được những lợi ích gì khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gia tăng chiến tranh thương mại? Trong bối cảnh đó, bất động sản (BĐS) công nghiệp Việt Nam có những cơ hội và thách thức như thế nào?

Đánh giá của chuyên gia về mức độ hưởng lợi của Việt Nam giữa chiến tranh thương mại. 

Theo báo the ASEAN Post, Nền kinh tế vốn dĩ đầy triển vọng của Việt Nam vừa qua đã nhận được thêm một cú hích mới, khi mà tuần trước, Ngân Hàng Đầu tư Nhật Bản Nomura khẳng định: Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Mức tăng trưởng đáng kinh ngạc 7,9% trong quý 1 năm nay là kết quả của quá trình chuyển hướng thương mại trong vòng 1 năm vừa qua.

Căng thẳng về thương mại cũng đã có tác động tích cực lên GDP của một số quốc gia khác, tuy nhiên không có nước nào đạt được mức tăng trưởng ấn tượng như Việt Nam.

Tại ASEAN, Malaysia tăng trưởng 1,3% GDP , Singapore tăng 0,7%, Thái Lan tăng 0,5% và Philippines tăng 0,1%; dựa trên số liệu báo cáo của Nomura được công bố vào tuần trước.

“Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung leo thang rõ ràng có tác động tiêu cực đối với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên ở góc độ tích cực, Mỹ và Trung Quốc chuyển hướng từ xuất nhập khẩu qua lại sang đa dạng các nguồn nhập khẩu có thể mang lại lợi ích cho các quốc gia khác”, Nomura đánh giá.

Sau khi chiến tranh thương mại bùng nổ, Việt Nam là một trong những nguồn cung ứng hàng hóa của Mỹ có khối lượng nhập khẩu tăng trưởng nhanh nhất, khi mà Mỹ đã tăng 40,2% lượng hàng hóa nhập từ Việt Nam so với cùng kỳ năm 2019.

Và chưa đầy hai tuần trước, Ngân hàng DBS có trụ sở tại Singapore đã dự đoán rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua Singapore trong thập kỷ tới nếu cả hai nước duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại.

Trong năm ngoái, nền kinh tế nước ta tăng trưởng 7,1%, có thể thấy động lực chính tạo nên mức độ tăng trưởng này chính là lĩnh vực sản xuất của Việt Nam. Tốc độ phát triển này được xếp hạng nhanh thứ hai ở châu Á sau tốc độ phát triển của Ấn Độ là 7,2%.

Mối quan hệ Việt nam và Mỹ

Các nhà phân tích tài chính Bloomberg dự đoán xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ sẽ đạt gần 69 tỷ USD trong năm nay – và con số này là gần 62 tỷ đô la Mỹ năm ngoái.

Việt Nam có mối quan hệ kinh tế lành mạnh với Mỹ và thặng dư thương mại của Việt Nam với nền kinh tế lớn nhất thế giới đứng ở mức 39,5 tỷ USD vào năm ngoái.

Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận thức rõ rằng Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất lớn từ cuộc chiến thương mại. “Nhiều công ty bị đánh thuế sẽ rời Trung Quốc sang Việt Nam và các nước khác có môi trường tương tự ở Châu Á. Đó là lý do tại sao có thể nói, Trung Quốc đã thực hiện một bước đi rất tệ!” Trump đã viết trên Twitter vào ngày 13 tháng Năm.

Cơ hội cho Bất Động sản công nghiệp trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Theo Jones Lang LaSalle (JLL), giá đất khu công nghiệp tại Việt Nam năm qua đã tăng khá mạnh do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. 

Thực tế cũng cho thấy hiện có nhiều thông tin ghi nhận rằng các tập đoàn công nghệ lớn của thế giới đã lên kế hoạch dịch chuyển chuỗi sản xuất đến Việt Nam: LG đã chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ Hàn Quốc về Hải Phòng.

Bên cạnh đó, trong quý II/2020, Apple sẽ sản xuất 3 - 4 triệu chiếc tai nghe AirPods tại Việt Nam, tương đương gần 1/3 tổng sản lượng AirPods trên toàn thế giới. Foxconn - nhà cung ứng linh kiện cho Apple đã đặt nhà máy tại Bắc Giang.

Ngoài ra, Panasonic Việt Nam cũng đang chuẩn bị vào đầu tháng 9 năm nay sẽ từng bước tiếp nhận để sản xuất tủ lạnh và máy giặt cửa đứng công suất lớn. Những hoạt động này được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu của ngành tăng trưởng mạnh hơn thời gian tới.

Bên cạnh các doanh nghiệp đã lên kế hoạch dịch chuyển, còn có nhiều Tập đoàn đang phân vân lựa chọn vị trí phù hợp để chuyển dịch hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Thách thức đối với BĐS Công nghiệp 

Như Nomura Nhật bản đánh giá, trừng phạt thuế quan của Mỹ đã tác động bất lợi không chỉ tới nhà lắp ráp sản phẩm mà cả các nhà cung cấp thông qua chuỗi giá trị - và các nền kinh tế nhỏ hơn ở châu Á đặc biệt dễ bị tổn thương do mối liên kết phức tạp trong chuỗi cung ứng với gã khổng lồ Trung Quốc. Đây cũng là thách thức chung mà nền kinh tế Việt Nam phải đón nhận. 

Bên cạnh đó, mặc dù có thể nhận thấy làn sóng dịch chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nhưng chắc hẳn, sẽ còn có rất nhiều công ty, doanh nghiệp nước ngoài có quan tâm nhưng còn đang thiếu thông tin về bất động sản công nghiệp Việt Nam hoặc còn đang phân vân vì sự nhập nhèm thông tin, thiếu công khai quy hoạch đất đai và thiếu minh bạch thông tin dự án của Việt Nam ngay từ khâu doanh nghiệp tiếp cận dự án đến khi được cấp phép triển khai dự án. Làm thế nào để minh bạch thông tin bất động sản công nghiệp vẫn luôn là một vấn đề nổi cộm, đòi hỏi sự quan tâm, chung tay từ nhiều phía nhằm thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội.

Chưa kể, việc phát triển bất động sản công nghiệp luôn phải đi kèm với phát triển đồng bộ hệ sinh thái xung quanh, cũng như các chính sách ưu đãi hợp lí để giữ chân nhà đầu tư và các công ty, doanh nghiệp. 

Trong bối cảnh đó, có lẽ việc cần phải làm nhất để đón lấy cơ hội từ chiến tranh thương mại, chính là tìm cách minh bạch hóa thông tin về BĐS Công nghiệp và đưa được thông tin cụ thể về BĐS Công nghiệp Việt Nam đến với nhiều khách hàng, đối tác hơn nữa.

Thấu hiểu những khó khăn trong quá trình minh bạch thông tin bất động sản công nghiệp, ông Đoàn Duy Hưng - CEO IIP VIETNAM đã quyết tâm xây dựng nên một cổng thông tin bất động sản công nghiệp Việt Nam http://iipvietnam.com/ với mục đích:

1. Tạo một giao diện Website cung cấp thông tin minh bạch về các dự án bất động sản công nghiệp đang kêu gọi đầu tư, các chính sách, ưu đãi, môi trường đầu tư của từng tỉnh giúp cắt giảm số lượng lớn khâu trung gian và hàng loạt các giao dịch phức tạp khác, giúp cho quá trình mua, bán, sang nhượng, cho thuê đất khu công nghiệp diễn ra nhanh chóng, dễ dàng với chi phí tiết kiệm nhất.

2. Tạo ra một kênh tin tức bất động sản công nghiệp (viết bằng 5 ngôn ngữ Việt - Anh - Nhật - Hàn - Trung) với những đánh giá, nhận định chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp, mang đến cái nhìn toàn cảnh về thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài.

3. Giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí tìm hiểu về các thủ tục pháp lý cũng như các yếu tố đặc thù khác của ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam.

4. Ứng dụng công nghệ 4.0 giúp các chủ đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận, trực tiếp quan sát và lựa chọn các KCN/CCN tại Việt Nam, phục vụ cho việc xúc tiến đầu tư KCN/CCN trên toàn thế giới một cách hiệu quả nhất.

Mọi thông tin liên hệ hợp tác, vui lòng gọi tới Hotline: 1900888858 hoặc Email: info@iipvietnam.com.

Trụ sở văn phòng: Tầng 7 Tòa nhà Lucky, 81 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

Chat qua zalo