Dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu.Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc,... nên tập trung thu hút đầu tư vào những ngành nghề chính nào?

Chuyên gia quốc tế: Chuyển dịch khỏi Trung Quốc sẽ mang lại thịnh vượng cho nhiều quốc gia, nhưng các ngành sản xuất sẽ phân bổ vào Việt Nam, Thái Lan, Campuchia… như thế nào?

Viruscorona đã chỉ ra bài học cho các doanh nghiệp về mối nguy hại khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy gián đoạn. Thúc đẩy hoạt động đa dạng nguồn cung ứng, phân tán rủi ro. Việc các doanh nghiệp chuyển dịch chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc là giải pháp giúp giảm rủi ro từ việc bỏ trứng vào một giỏ nhưng không thể xóa bỏ sự phụ thuộc vào nước ngoài.

Trong lúc đại dịch đang diễn biến phức tạp ở các quốc gia trên thế giới gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Nhật Bản đã tung ra gói hỗ trợ các doanh nghiệp rút khỏi Trung Quốc. Điểm đến là bất cứ đâu, không nhất thiết là trở về Nhật Bản. Và các nước Đông Nam Á đặc biệt là Việt Nam cần tranh thủ cơ hội thu hút dòng chuyển dịch này.

Cụ thể, một số nền kinh tế mới nổi cỡ trung bình như Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia... có thể được hưởng lợi từ những thay đổi chính sách này. Đặc biệt với lợi thế của mình, các quốc gia này có thể tập trung thu hút vào ngành điện tử.

Đối với ngành dệt may, Campuchia, Bangladesh và thậm chí Myanmar cần tập trung hơn để phát huy lợi thế, cạnh tranh thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp trong dòng chảy dịch chuyển khỏi Trung Quốc.

Đối với ô tô, các doanh nghiệp có thể nổi bật hơn cả là quốc gia trung và đông Âu, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc thậm chí là Morocco. Riêng Hoa Kỳ có thể chọn đầu tư nhiều hơn vào Mexico.

Mặc dù mỗi quốc gia đều có những lợi thế riêng nhưng để đón nguồn dịch chuyển chuỗi cung ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất cần tập trung vào điểm mạnh và lĩnh vực tiềm năng của mình.

Bất động sản công nghiệp Việt Nam hưởng lợi mạnh mẽ khi là quốc gia giáp Trung Quốc, chính sách ưu đãi đầu tư với các doanh nghiệp cả về giá thuê đất công nghệp và về ưu đãi thuế. Bên cạnh đó là đội ngũ lao động dồi dào, chi phí lao động thấp, chất lượng lao động đang ngày càng được nâng cao. Việt Nam cần mở rộng diện tích đất công nghiệp và thực hiện cách chính sách ưu đãi mới để thu hút tối đa nhất dòng dịch chuyển chuỗi cung ứng.

IIP VIETNAM đang nhận được nhiều đề nghị hợp tác và những yêu cầu hỗ trợ về xúc tiến đầu tư khu công nghiệp, hỗ trợ thủ tục pháp lý đầu tư khu công nghiệp từ các đối tác đến từ nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, ... Điều này cho thấy Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp các nước trên thế giới.

Chat qua zalo