Định hướng phát triển của tỉnh Quảng Trị đến năm 2020
Ngày:14/11/2019 11:11:48 CH
Quảng Trị- Một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu/ Key targets
* Tốc độ tăng GRDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 8%/năm.
* Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt trên 65 triệu đồng.
* Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt 250 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu đạt 275 triệu USD.
* Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65-70% (trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28%).
* Tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 giảm bình quân 1,5-2 %/năm.
Một số vùng, lĩnh vực mang tính đột phá
1. Các vùng, hành lang, khu kinh tế: Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển trục kinh tế kết nối Khu kinh tế Đông - Nam với Hành lang Kinh tế Đông - Tây và Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo; Khu kinh tế cửa khẩu La Lay; Khu du lịch biển Cửa Việt - Cửa Tùng - đảo Cồn Cỏ.
2. Các đề án trọng điểm: Tái cơ cấu nông nghiệp; Nâng cấp thành phố Đông Hà lên đô thị loại II; Cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Xây dựng và phát triển các mô hình tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân; Nghiên cứu xây dựng một số sản phẩm du lịch mới dựa trên lợi thế của tỉnh (du lịch tâm linh, du lịch hoài niệm, du lịch sinh thái biển...).
2.3. Các ngành, lĩnh vực đột phá: Công nghiệp năng lượng, dệt may, chế biến nông, lâm, thủy sản; kinh tế biển, thương mại xuyên biên giới.
Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tạo động lực phát triển cho nền kinh tế.
+ Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả các khu công nghiệp, khu kinh tế.
+ Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng lợi thế như: thủy điện, phong điện, nhiệt điện, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thực phẩm, đồ uống, dệt may, da giày, công nghiệp khí – điện, thủy tinh, hóa chất, vật liệu mới, cơ khí, đóng tàu...
+ Chú trọng sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo hàng hóa xuất khẩu.
- Tạo bước chuyển biến mạnh trong phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, tăng khả năng đóng góp cho nền kinh tế và tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập dân cư.
+ Tập trung đầu tư và khai thác hiệu quả các trung tâm thương mại của tỉnh, phát huy các lợi thế của Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC). Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ, thương mại. Hình thành các trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông...đáp ứng nhu cầu giao lưu khu vực.
+ Tăng cường công tác đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu; tham gia tích cực vào chương trình hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mêkông mở rộng, các chương trình du lịch kết nối di sản văn hóa của các tỉnh miền Trung và các nước dọc EWEC.
+ Tận dụng cơ hội mới về xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư trong giai đoạn 2015 – 2020 khiCộng đồng kinh tế ASEAN hình thành, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vận hành đầy đủ, Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết...
- Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa , đẩy mạnh thâm canh và đầu tư chiều sâu, sử dụng công nghệ tiên tiến(GAP), công nghệ sạch gắn với công nghiệp chế biến, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, kết hợp với giữ gìn môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.
+ Ổn định diện tích trồng lúa nước 2 vụ hiện có, đi sâu vào thâm canh và sản xuất lúa chất lượng cao, phát triển mạnh các vùng chuyên canh sản xuất tập trung các loại cây trồng vật nuôi chủ lực. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ trong tất cả các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
+ Phát triển trồng trọt, chăn nuôi theo hương bán công nghiệp và công nghiệp.
- Chú trọng đầu tư các lĩnh vực xã hội
+ Đẩy mạnh giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, quê hương.
+ Thực hiện tốt các chính sách xã hội, xóa đói, giảm nghèo; Bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và phát triển mạng lưới đô thị theo hướng hiện đại, tạo nền tảng vững chắc cho bước phát triển tiếp theo.
+ Khai thác hiệu quả Hành lang kinh tế Đông – Tây, bao gồm nâng cấp các tuyến đường quan trọng như Quốc lộ 9 đến Cửa Việt, đường ven biển, đường 4 làn xe Đông Hà – Lao Bảo, đường sắt Đông Hà – Lao Bảo, nâng cấp cảng hàng hóa Cửa Việt, xây dựng cảng biển Mỹ Thủy.
+ Xây dựng Đông Hà, Lao Bảo trở thành hạt nhân phát triển cho toàn vùng.
Các dự án đầu tư trọng điểm
1. Về xây dựng và phát triển các khu kinh tế:Xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Đông Nam tỉnh, nhà máy nhiệt điện 1200MW, Cảng biển Mỹ thủy, Dự án cấp nước sông Nhùng,… Đầu tư xây dựng một số công trình thiết yếu tại khu vực cửa khẩu quốc tế La Lay góp phần xúc tiến nhanh việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu La Lay.
2. Về hạ tầng giao thông:Nâng cấp và mở rộng cảng Cửa Việt (cả bờ Bắc và bờ Nam); Xây dựng mới tuyến đường tránh qua thị xã Quảng Trị, đường Hùng Vương nối dài giai đoạn 3, đường Cửa Việt - Hải Khê, đường tránh Quốc lộ 1A phía Đông thành phố Đông Hà, Nâng cấp Quốc lộ 9 đoạn từ Quốc lộ 1A đi cảng Cửa Việt; đường quốc lộ 15 D nối cửa khẩu La Lay với cảng Mỹ Thủy.
3. Về hạ tầng đô thị:Nâng cấp thành phố Đông Hà lên đô thị loại II trước năm 2020; thị xã Quảng Trị và Lao Bảo thành đô thị loại 3 trước năm 2020; phát triển hệ thống đô thị ven biển, xây dựng và phát triển đô thị Tà Rụt, Hướng Phùng, Mỹ Chánh, Nam Cửa Việt (Bồ Bản).
4. Về hạ tầng điện:Dự án cấp điện nông thôn Quảng Trị; các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp lưới điện,...
5. Về nông nghiệp, thủy lợi:Xây dựng khu dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Cồn Cỏ cấp vùng theo hướng lưỡng dụng...
6. Về lĩnh vực văn hóa - xã hội:Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh, Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị, các trường học chất lượng cao, trường học kiểu mẫu…