Doanh nghiệp nước ngoài cần biết khi đầu tư vào Khu công nghiệp Việt Nam
Ngày:27/02/2020 09:07:33 SA
Khu công nghiệp, bao gồm: khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ và khu công nghiệp sinh thái, là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 82/2018/NĐ-CP.
Hiện nay, việc quyết định đầu tư vào khu công nghiệp nào ở Việt Nam là một lựa chọn phức tạp và đòi hỏi sự suy xét kỹ lưỡng. Doanh nghiệp nước ngoài tiến hành đầu tư cần lưu ý những gì và những ưu đãi từ Nhà nước đối với hoạt động đầu tư này là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý khách hàng thông tin một cách rõ ràng nhất.
Cơ sở pháp lý:
- Luật Đất đai 2013
- Luật đầu tư 2014
- Nghị định 118/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
- Nghị định 82/2018/NĐ-CP Quy định về quản lý Khu công nghiệp và Khu kinh tế
- Văn bản hợp nhất Nghị định số 09/VBHN-BTC 2018 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp
1. Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đầu tư vào Khu công nghiệp tại Việt Nam
Nhà đầu tư không chỉ cần quan tâm đến giá thuê đất trong khu công nghiệp mà còn phải chú ý đến các yếu tố quan trọng khác chẳng hạn như: Quy hoạch phát triển khu công nghiệp; Nguồn nhân lực; Các vấn đề về đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp; Vị trí hạ tầng giao thông vận tải; Các quy định của pháp luật về ưu đãi đầu tư …
Trong đó, Cơ sở hạ tầng và Vị trí hạ tầng giao thông vận tải khu công nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà các nhà đầu tư phải nghiên cứu và được tư vấn cặn kẽ, chi tiết nhất.
- Cơ sở hạ tầng trong khu công nghiệp bao gồm: hệ thống giao thông vận tải nội bộ, hệ thống an ninh, hệ thống xử lý nước thải, mạng lưới điện - nước …
- Vị trí hạ tầng giao thông vận tải bao gồm: vị trí đường cao tốc, cảng biển, đường sắt, sân bay gần nhất… tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, nguồn nhân lực, vật lực và chi phí cho việc vận chuyển và xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
2. Những ưu đãi khi đầu tư vào Khu công nghiệp tại Việt Nam
Khu công nghiệp là địa bàn nhận được nhiều ưu đãi từ Nhà nước khi các doanh nghiệp tiến hành đầu tư tại đây.
2.1. Các hình thức áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư |
2. Miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất (Đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất) |
3. Áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó:
|
2.2. Các chính sách ưu đãi cụ thể của Nhà nước
CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
|
1. Đối với dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ, bao gồm phân khu công nghiệp hỗ trợ:
2. Đối với dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong khu công nghiệp hỗ trợ:
|
ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP – ĐÔ THỊ - DỊCH VỤ
|
Nhà đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ cần hạch toán độc lập các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các khu chức năng. |
ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI
|
|
Nguồn: https://quocluat.vn/