IIP VIETNAM: Các công ty Mỹ rời Trung Quốc, Việt Nam được hưởng lợi đầu tiên

Các công ty Mỹ đang di dời nhà máy của mình ra khỏi Trung Quốc do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19.

Theo số liệu của Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc, tăng trưởng GDP quý 1/2020 của nước này giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh chưa từng có và vượt mức dự báo 6,5%. Đây là quý tăng trưởng âm đầu tiên kể từ năm 1992 và vượt cả dự báo. Lý do là bởi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn về nguồn cung do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 vào sức cầu tụt giảm.

Quan hệ thương mại giữa Trung Quốc với Liên minh châu Âu và nước Anh có dấu hiệu không còn ấm áp như trước kia sau khi đại dịch bùng nổ.

Trong một cảnh báo mới nhất, ngoại trưởng Anh cho rằng, Trung Quốc không thể trở lại “hoạt động kinh doanh bình thường” với Anh sau khủng hoảng Covid-19 và một điều mà cộng đồng quốc tế muốn giờ đây là câu trả lời từ Bắc Kinh về cách xử lý dịch bệnh.

Mối quan hệ căng thẳng giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và Trung Quốc với cuộc chiến thương mại vẫn là yếu tố được dự báo khiến nền kinh tế Trung Quốc còn gặp khó khăn.

"Ba thập kỷ trước, các nhà sản xuất của Mỹ bắt đầu sản xuất và tìm nguồn cung ứng ở Trung Quốc vì một lý do chi phí thấp. Cuộc chiến thương mại đã mang đến một khía cạnh thứ hai làm cân bằng bài toán của các nhà sản xuất. Đó là rủi ro khi thuế quan và mối đe dọa hàng gia công nhập khẩu của Trung Quốc bị gián đoạn. Các công ty phải đưa rủi ro lên bàn cân cùng với các lợi ích về chi phí. Covid-19 mang đến một khía cạnh thứ ba lần đầu tiên xuất hiện, và đầy đủ hơn: khả năng phục hồi (khả năng dự đoán và thích nghi với những cú sốc hệ thống không lường trước được)", theo Patrick Van den Bossche, tác giả của Báo cáo Kearney chia sẻ.

Các công ty Mỹ đang di dời nhà máy của mình ra khỏi Trung Quốc do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19. Ảnh: Getty Images.

Từ năm ngoái, các công ty đã chủ động cân nhắc lại về chuỗi cung ứng của họ bằng cách thuyết phục các đối tác Trung Quốc di dời nhà máy đến Đông Nam Á để tránh thuế quan hoặc thay thế hoàn toàn nguồn cung từ Trung Quốc.

Không chỉ vậy, ảnh hưởng của đại dịch khiến các công ty không thể có được nguồn cung trực tiếp trong tháng 2, tháng 3 và đầu tháng 4 do các nhà máy Trung Quốc đóng cửa, khiến doanh nghiệp tại Mỹ bị đình trệ.

“Trước diễn biến hết sức khó khăn này liệu Mỹ sẽ có các gói kinh tế để hỗ trợ các doanh nghiệp di dời nhà máy khỏi Trung Quốc như Nhật Bản? ” Ông Đoàn Duy Hưng - Tổng Giám Đốc IIP VIETNAM bày tỏ ý kiến.

Năm 2013 (năm cơ sở của báo cáo CDI), Trung Quốc nắm giữ 67% tất cả hàng hóa sản xuất có nguồn gốc châu Á tại Mỹ. Đến quý II năm 2019, quốc gia này chỉ còn chiếm 56%.

Bên cạnh đó, trong số 31 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Mỹ đã rời khỏi Trung Quốc, khoảng 46% đã được Việt Nam thay thế, đôi khi bởi chính các nhà sản xuất Trung Quốc nhưng đã rời khỏi Trung Quốc đại lục. Việt Nam đã xuất khẩu thêm 14 tỷ đô la hàng hóa gia công sang Mỹ vào năm 2019 so với năm 2018 do sự thay đổi này.

“Rõ ràng, cuộc chiến thương mại kết hợp đại dịch Covid-19 đã khiến các doanh nghiệp Mỹ bắt đầu định hình lại mạng lưới cung ứng của họ và họ cần cân nhắc một nơi ổn định hơn để phát triển. Các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam phải nắm bắt thời cơ để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ”- Ông Đoàn Duy Hưng - Đại diện IIP VIETNAM chia sẻ thêm.

Chat qua zalo