Khác biệt giữa cò đất và nhân viên môi giới

Nhiều cò đất “đột lốt” môi giới

Cho đến thời điểm này, phải thừa nhận thực tế rằng, khi nhắc đến môi giới bất động sản, đa phần người dân vẫn có cái nhìn thiếu thiện cảm và nghiêng về khái niệm “cò đất”. Thế nhưng, không có một chuyên viên môi giới chân chính nào muốn bị gọi là “cò”, vì nó vừa mất cảm tình và vừa không phản ánh đúng bản chất của nghề môi giới bất động sản.

Cò đất chỉ cung cấp thông tin, mua bán và hỗ trợ giấy tờ chút ít cho khách hàng, thậm chí sử dụng các mánh khóe để làm sao bán được sản phẩm, trong khi một môi giới đúng nghĩa là người có khả năng tư vấn toàn diện và đáng tin cậy cho từng nhu cầu nhỏ nhất của khách hàng liên quan đến bất động sản. Họ sử dụng kiến thức chuyên môn về bất động sản, tầm nhìn và khả năng đánh giá thị trường để có thể tư vấn tốt nhất cho khách hàng, qua đó mang lại lợi ích cho khách hàng và chính bản thân mình.

Chính vì vậy, nghề môi giới là một nghề cao quý, nó đòi hỏi nhân viên môi giới phải có nhiều nền tảng kiến thức, kỹ năng và đôi khi là sự nhanh nhạy.

Nhân viên môi giới bán bất động sản hạng sang, ngoài những kỹ năng cần có của một môi giới, thì tính chuyên nghiệp phải cao hơn gấp nhiều lần và phải tạo dựng được uy tín bản thân mới có thể thuyết phục được người giàu “xuống tiền”. - Trần Minh, CEO NhaTo, Nhà môi giới bất động sản cá nhân, Founder cộng đồng môi giới VSC
.

Để trở thành môi giới bất động sản đúng nghĩa, một nhân viên phải trải qua quá trình đào tạo bài bản, từ kiến thức pháp luật về bất động sản và các lĩnh vực khác liên quan, đến kiến thức về thị trường, thậm chí phải trang bị cho mình các kiến thức khác như kỹ thuật xây dựng, phong thủy, tài chính, tiền tệ… Ngoài ra, nhân viên môi giới phải học cả về đạo đức nghề nghiệp.

Chính vì vậy, những thông tin, tư vấn của môi giới bất động sản có độ tin tưởng cao hơn cò đất. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn một bộ phận không nhỏ nhân viên môi giới bất động sản chưa được trang bị đủ kiến thức, chưa nhận thức rõ được vai trò của mình, nên hoạt động như một cò đất, hay nói một cách chính xác hơn, đó chính là cò đất “đội lốt” môi giới bất động sản.

Chính đội ngũ này đã gây ra những cơn sốt ảo cục bộ tại nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua. Không những thế, đội ngũ này còn tạo ra các dự án ma để lừa đảo người mua.

Vụ án tại Công ty Địa ốc Alibaba lừa đảo 2.500 tỷ đồng của gần 7.000 người mua các dự án ảo, dự án không đủ pháp lý là một ví dụ điển hình cho việc nhập nhằng cò đất “đội lốt” môi giới chân chính.

Làm thế nào để trở thành môi giới triệu đô?

Ghi nhận thực tế của chúng tôi cho thấy, có đến 80% môi giới địa ốc bỏ việc chỉ sau thời gian 6 tháng đến 1 năm. Số môi giới tồn tại được và thành công với nghề này chỉ khoảng 5% và những người có thu nhập cao từ vài trăm triệu đến tiền tỷ mỗi năm trong số đó càng ít hơn.

Lý do là có nhiều môi giới, thậm chí kể cả những người đã làm lâu năm và toàn thời gian cho nghề môi giới bất động sản, rất lười học hỏi, lười cập nhật kiến thức chuyên môn, mà chỉ tập trung vào việc bán hàng, chốt sale.

Nhân viên môi giới bán bất động sản hạng sang, ngoài những kỹ năng cần có của một môi giới, thì tính chuyên nghiệp phải cao hơn gấp nhiều lần và phải tạo dựng được uy tín bản thân mới có thể thuyết phục được người giàu “xuống tiền”.

Trần Minh, CEO NhaTo, Nhà môi giới bất động sản cá nhân, Founder cộng đồng môi giới VSC

Nên hiểu rằng, nghề môi giới bất động sản là một nghề đặc biệt và có nhiều điểm đặc thù. Thị trường bất động sản luôn có sự thay đổi, thậm chí mỗi dự án, sản phẩm mới lại có những đặc điểm, đối tượng khách hàng khác nhau, nên nhân viên môi giới phải không ngừng học hỏi, tìm hiểu, cập nhật kiến thức.

Nhân viên môi giới bất động sản không chỉ chốt giao dịch là xong, mà cần mang lại lợi ích cho khách hàng và cam kết những giá trị bền vững, lâu dài. Có như thế, xã hội mới nhìn nhận đúng về nghề này, đề cao những giá trị nghề nghiệp mà nghề môi giới bất động sản mang lại cho xã hội, cho thị trường.

Làm môi giới bất động đã khó, làm môi giới cho các sản phẩm bất động sản cao cấp, siêu sang càng khó hơn. Bởi trị giá của sản phẩm tỷ lệ thuận với độ khắt khe của khách hàng - những người giàu/siêu giàu.

Với phân khúc hạng sang, thì thiết kế, tiện ích, vị trí trung tâm và tiềm năng cho đầu tư dài hạn của dự án là 4 yếu tố tối thượng quyết định một thương vụ thành công.

Vì vậy, nhân viên môi giới bán bất động sản cao cấp, hạng sang, ngoài những kỹ năng cần có của một môi giới, thì tính chuyên nghiệp phải cao hơn gấp nhiều lần và phải tạo dựng được uy tín bản thân mới có thể thuyết phục được người giàu “xuống tiền”.

Tuy nhiên, việc tạo dựng uy tín và thương hiệu bản thân không phải chuyện đơn giản và chỉ một sớm một chiều, mà phải nỗ lực vượt bậc và mất rất nhiều thời gian.

Nguồn: reatimes.vn

Chat qua zalo