Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 27/5/2022, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tiên Thanh.

1. Tên dự án: đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Tiên Thanh:

2. Mục tiêu dự án: đầu tư, xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.

3. Quy mô khu công nghiệp Tiên Thanh: 410,46 ha, trong đó:

- Diện tích thực hiện giai đoạn 1 là 150 ha, trong diện tích của Dự án tổng thể là 410,46 ha.

- Phần diện tích còn lại (260,46 ha) được thực hiện sau khi có cơ sở xác định phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Vốn đầu tư của khu công nghiệp Tiên Thanh: 4.597.460.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn nghìn năm trăm chín mươi bảy tỷ, bốn trăm sáu mươi triệu đồng)

- Vốn góp của nhà đầu tư: 919.490.000.000 đồng (Bằng chữ: Chín trăm mười chín tỷ, bốn trăm chín mươi triệu đồng).

- Vốn huy động: 3.677.970.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba nghìn sáu trăm bảy mươi bảy tỷ, chín trăm bảy mươi triệu đồng).

5. Thời hạn hoạt động của khu công nghiệp Tiên Thanh: 50 năm được tính từ ngày nhà đầu tư được cấp văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.

6. Địa điểm thực hiện khu công nghiệp Tiên Thanh: xã Tiên Thanh và xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.

7. Tiến độ thực hiện khu công nghiệp Tiên Thanh: giao Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng chỉ đạo Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng hướng dẫn Nhà đầu tư quy định cụ thể tiến độ thực hiện Dự án, trong đó lưu ý tiến độ góp vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư để thực hiện Dự án phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.

8. Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và các điều kiện áp dụng: theo quy định của pháp luật hiện hành.

Cũng tại quyết định này, Thủ tướng chính phủ giao:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo kết quả thẩm định chủ trương đầu tư Dự án và thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong việc theo dõi, chỉ đạo các khu công nghiệp hoạt động đúng quy định pháp luật.

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư:

1. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

a) Đảm bảo tính chính xác của thông tin, số liệu báo cáo, các nội dung thẩm định theo quy định của pháp luật; triển khai Dự án phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Tiếp thu ý kiến Bộ, ngành.

c) Kiểm tra, xác định việc đáp ứng điều kiện cho thuê đất tại thời điểm cho thuê đất; bảo đảm điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong quá trình cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trường hợp có tài sản công trong phạm vi Dự án thì phải xử lý theo quy định của pháp luật về tài sản công, đảm bảo không thất thoát tài sản nhà nước; việc giao đất, cho thuê đất đối với các thửa đất nhỏ, hẹp do Nhà nước quản lý đáp ứng tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 14a Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai (được bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai).

Có kế hoạch bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả đất trồng lúa khác để bù lại phần đất trồng lúa bị chuyển đổi theo quy định tại Điều 134 Luật Đất đai năm 2013.

d) Chỉ đạo các cơ quan có liên quan cập nhật vị trí và quy mô diện tích khu công nghiệp Tiên Thanh vào quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025, quy hoạch sử dụng đất huyện Tiên Lãng giai đoạn 2021-2030 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đất đai trong đó đảm bảo chỉ tiêu sử dụng đất của khu công nghiệp Tiên Thanh nằm trong chỉ tiêu đất khu công nghiệp trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phân bổ cho thành phố Hải Phòng tại Quyết định số 326/QĐ-TTg .

đ) Tổ chức thực hiện thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án phù hợp với các văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt về quy mô, địa điểm và tiến độ sử dụng đất thực hiện Dự án. Đảm bảo không có tranh chấp, khiếu kiện về quyền sử dụng địa điểm thực hiện Dự án.

e) Chỉ đạo Ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng và các cơ quan có liên quan:

- Hướng dẫn nhà đầu tư quy định cụ thể quy mô vốn đầu tư và tiến độ thực hiện Dự án theo từng giai đoạn, trong đó lưu ý tiến độ góp vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư để thực hiện Dự án phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai;

- Giám sát, đánh giá việc triển khai Dự án, trong đó có việc góp vốn và huy động vốn đầu tư đủ và đúng thời hạn của Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai, doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan;

- Phối hợp với Nhà đầu tư triển khai phương án đền bù, giải phóng mặt bằng theo quy định; triển khai các giải pháp liên quan đến đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, trong đó có phương án xây dựng nhà ở, công trình xã hội, văn hóa, thể thao cho người lao động; hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất; thực hiện thu hồi đất phù hợp với tiến độ thực hiện Dự án và thu hút đầu tư để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến người dân bị thu hồi đất.

- Quản lý và sử dụng phần diện tích đất nghĩa trang và đất tôn giáo trong khu công nghiệp phải đảm bảo sự đồng thuận của cộng đồng dân cư, tránh phát sinh khiếu nại, khiếu kiện trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp.

- Giám sát việc thực hiện Dự án đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về hành lang an toàn đê, phòng chống thiên tai theo quy định của Luật Thủy lợi, Luật Đê điều và Luật Phòng chống thiên tai; xây dựng các công trình tại phần diện tích phía ngoài để đảm bảo thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Đề điều, các quy định của pháp luật và quy hoạch liên quan khác.

- Yêu cầu nhà đầu tư trong quá trình triển khai Dự án: (i) báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu phát hiện khoáng sản có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy định của pháp luật về khoáng sản; (ii) nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật; (iii) ký quỹ để đảm bảo thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Chat qua zalo