Lý do nào khiến các nhà đầu tư Hàn Quốc liên tục đổ mạnh vốn vào Việt Nam?
Ngày:15/08/2020 09:51:50 SA
Hàn Quốc đã vượt mặt Nhật Bản để trở thành quốc gia dẫn đầu về số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2019 vừa qua...
Các nhà đầu tư Hàn Quốc đẩy mạnh rốt vốn vào Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đăng tải, trong năm 2019 Hàn Quốc đã tiến hành đầu tư là 7,92 tỷ USD (tương đương 9,2 nghìn tỷ won) vào Việt Nam, tính từ đầu năm 2019 đến ngày 20/12/2019, chiếm tỷ lệ là 20,8% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đứng ở vị trí thứ hai là Hồng Kông với số tiền đầu tư lên đến 7,87 tỷ USD.
Nhật Bản, quốc gia đứng đầu năm trước thì chỉ xếp ở vị trí thứ 4 trong danh sách, giảm tới 3 bậc so với năm trước đó. Trong năm 2017, nước này cũng đã đầu tư vào Việt Nam là 9,1 tỷ USD. Tổng số tiền đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam trong năm 2019 đạt con số là38 tỷ USD.
Cũng theo như dữ liệu này, có tới hơn 64% số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là thuộc các ngành nghề sản xuất và chế biến. Tính về khu vực thì thủ đô Hà Nội là đứng đầu trong bảng thu hút vốn đầu tư nước ngoài với tổng giá trị lên đến 845 triệu USD.
"Cần khẳng định rằng Việt Nam luôn là một trong những thị trường hấp dẫn hàng đầu thế giới với tiềm năng tăng trưởng lớn", dẫn từ nguồn tin của Korea Times. "Việc này là do Việt Nam có chi phí nhân công giá rẻ và chính phủ quốc gia này đang cung cấp một môi trường kinh doanh thân thiện với các doanh nghiệp nước ngoài thông qua các ưu đãi về đầu tư như thuế."
LG Electronics và Samsung Electronics là hai trong số những “gã khổng lồ” về sản xuất các sản phẩm điện tử hàng đầu của xứ sở kim chi – hiện cũng đang kinh doanh và điều hành các nhà máy ở Việt Nam. Các tập đoàn này đang xem xét việc mở rộng các công ty sản xuất ở Việt Nam bằng cách di dời một số chi nhánh ở Hàn Quốc và các quốc gia khác về Việt Nam.
Các tập đoàn Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam
Ví dụ như, LG Electronics đã tiến hành chuyển nhà máy sản xuất điện thoại thông minh từ Pyeongtaek - tỉnh Gyeonggi về Việt Nam trong năm 2018 vừa qua, nhằm giúp cho giảm bớt chi phí sản xuất và tăng giá trị lợi nhuận lên mức cao hơn.
Nguồn tin từ Korea Times cũng dẫn chứng thêm là: "Chi phí nhân công lao động của Việt Nam chỉ rơi vào 1/5 so với ở Hàn Quốc. Còn ở Trung Quốc, nơi từng là địa điểm sản xuất vô cùng hấp dẫn với các nhà đầu tư trước đây, nhưng thực tế trong những năm trở lại đây, Việt Nam là quốc gia bắt đầu nổi lên như một đại công xưởng chuyên sản xuất cho các ông lớn về phần cứng trên thế giới, như LG và Samsung."
Cùng với mảng phần cứng, hiện nay càng có nhiều các tập đoàn tài chính Hàn Quốc đang đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng này. Shinhan và KB, những công ty tài chính và cho vay hàng đầu trong nước, cũng đang nắp bắt cơ hội nhanh chóng phát triển vị thế của mình ở thị trường Việt Nam vì tài chính ở Hàn Quốc thị trường đang dần trở nên bão hòa.
Đây là những tin tức rất đáng mừng đối với bất động sản công nghiệp Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên hiện nay thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam nói riêng và các ngành công nghiệp phụ trợ khác nói chung đang chuẩn bị các nguồn lực sẵn sàng đáp ứng để đón các tập đoàn khác trên thế giới đến Viện Nam đầu tư và kinh doanh chứ không chỉ riêng Hàn Quốc.