Mô hình chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án hạ tầng KCN theo hình thức công tư (PPP) tại Ninh Bình
Ngày:11/11/2019 11:43:21 CH
Mô hình chuyển đổi hình thức đầu tư các dự án hạ tầng KCN theo hình thức công tư (PPP) tại Ninh Bình.
Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh được thành lập ngày 17/3/2004 và đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt 07 KCN, trong đó có KCN Gián Khẩu tổng diện tích là 162 ha, hiện đã thu hút được 28 dự án có 14 doanh nghiệp đi vào hoạt động, thu hút lao động trên 7.000 lao động. KCN Khánh Phú tổng diện tích 351 ha hiện đã chấp thuận dự án đầu tư là 39 dự án, đã có 24 doanh nghiệp đi vào hoạt động thu hút được trên 7.000 lao động. KCN Tam Điệp giai đoạn I là 64 ha đã thu hút được 16 dự án và đã có 12 doanh nghiệp đi vào sản xuất thu hút được trên 14.000 lao động. KCN Phúc Sơn diện tích 64,154 ha đã thu hút đầu tư 14 dự án đã có 02 doanh nghiệp đi vào hoạt động thu hút được 3.500 lao động, hiện số dự án đã được chấp thuận đầu tư là 101 dự án và đã có 54 doanh nghiệp đi vào sản xuất với trên 30.000 lao động. Năm 2015 cả 4 KCN đóng góp vào ngân sách tỉnh xấp sỉ 2.000 tỷ đồng, năm 2016 nộp vào ngân sách tỉnh trên 3.000 tỷ đồng (tăng 150% so với năm 2015).
Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ cũng như sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND Tỉnh, nhà nước không dùng ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng KCN nên việc hạ tầng các KCN xuống cấp nhanh không có kinh phí để sửa chữa bảo dưỡng,nâng cấp kết cấu hạ tầng.
Để các KCN tiếp tục hoạt động có hiệu quả, Ban quản lý các KCN đề xuất UBND Tỉnh chủ trương thực hiện thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, trước mắt là hai KCN Gián Khẩu KCN Khánh Phú theo hình thức PPP,các doanh nghiệp đầu tư vào kết cấu hạ tầng KCN, khai thác quản lý và xây dựng mức thu tiền sử dụng hạ tầng phù hợp, được các cơ quan nhà nước chấp thuận, trên cơ sở phân phối lợi ích hài hòa, được các doanh nghiệp hưởng ứng, từng bước đáp ứng được các dự án đã đầu tư và đi vào sản xuất. Các tỉnh thành phố trong cả nước hiện đã làm nhiều năm nay. Sau khi đầu tư hoàn thiện hạ tầng, các doanh nghiệp thứ cấp sẽ phải nộp các khoản tiền cho chủ đầu tư hạ tầng:
+ Phí sử dụng hạ tầng : để duy tu bảo dưỡng, xây dựng hoàn thiện hạ tầng: nộp một lần.
+ Phí quản lý: Vệ sinh, duy trì hệ thống thoát nước mặt, cây xanh, an ninh trật tự, an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy…nộp hàng tháng hoặc hàng năm
+ Phí xử lý nước thải (nếu có) nộp hàng tháng.
Quang cảnh khu công nghiệp Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
Đây là sự chuyển đổi mô hình và là sự đột phá trong công tác quản lý xây dựng hạ tầng ở các KCN tỉnh theo hướng công tư, cùng nhau xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ngày một tốt hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Là sự cần thiết về lâu dài để nhà nước và các doanh nghiệp cùng nhau phát triển, không còn sử dụng nguồn ngân sách nhà nước để đầu tư vào kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp (hay còn chờ đợi dòng sữa mẹ nhiều năm nay).
Có được như vậy nhà nước và doanh nghiệp cùng đồng hành và phát triển, trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.