Môi giới bất động sản là nghề đào thải khốc liệt?
Ngày:02/03/2020 04:39:15 CH
Ngoài ra, hiện nay, nhiều người có cái nhìn kém khách quan về người làm môi giới bất động sản và họ thường bị gọi với tên “cò đất”. Nguyên nhân được cho là do một bộ phận không nhỏ những người môi giới đã đánh mất lòng tin với những chiêu thức lừa đảo, kiếm tiền bằng mọi giá, ảnh hưởng đến hình ảnh người môi giới. Anh Đoàn Ánh Dương, trú tại quận 5, TP.HCM chia sẻ: “Tôi thấy hiện nay, có nhiều môi giới bất động sản vì lợi ích cá nhân nên làm cho thị trường có cái nhìn không thiện cảm và môi giới bất động sản còn bị đánh đồng là cò đất, nhiều khi họ đưa ra những thông tin sai lệch, thổi phồng giá lên để trục lợi cho mình, khiến cho thị trường bất động sản trở nên biến tướng”.
Đồng quan điểm với anh Dương, chị Phạm Thị Thanh Tâm, trú tại quận Bình Tân, TP.HCM cũng có cái nhìn chưa thiện cảm về người làm nghề môi giới bất động sản: “Có nhiều môi giới chỉ vì lợi ích cá nhân mà lôi kéo khách hàng mua phải những dự án ma, khiến nhiều người lao đao, muốn xây dựng nhà cũng không được, mà muốn bán cũng không xong”.
Bên cạnh đó, tỷ lệ đào thải trong nghề môi giới rất cao. Theo giới trong ngành, có đến 50% những người vào nghề môi giới không thành công và thay đổi nghề nghiệp vì nhiều người bước chân vào nhưng không hiểu được nghề này phức tạp ra sao. Bà Dương Thị Thu Thủy - Giám đốc Khối Thương mại Tập đoàn Novaland cho biết: “Các bạn chuyên viên tư vấn (nghề môi giới) không có khả năng, không biết khách hàng ở đâu, không biết khách hàng mục tiêu ở đâu để tìm, cũng như không biết sản phẩm mình đang bán có những ưu nhược điểm gì và phân tích sự khác biệt của sản phẩm đó với các sản phẩm khác thì những người đó dần dần sẽ không theo kịp nghề, không kiếm được tiền và dần dần bị loại khỏi thị trường. Nhìn chung gọi là sàng lọc, lúc đó gần như chất lượng của các bạn tư vấn, môi giới còn lại là những người giỏi và sống sót được trên thị trường”.
Trong năm 2019, có hơn 700 doanh nghiệp bất động sản đã phải giải thể vì khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, không đủ kinh phí hoạt động. Đây được xem là tín hiệu tích cực để ngành môi giới bất động sản thanh lọc. Những doanh nghiệp nào vững về tài chính, uy tín sẽ tồn tại, những doanh nghiệp nào yếu sẽ tự khắc bị đào thải. Doanh nghiệp môi giới muốn tồn tại phải thay đổi cách thức hoạt động, chú trọng đào tạo môi giới bán hàng theo đúng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Khi đó, môi giới bất động sản mới thực sự thể hiện được vai trò là nhân vật “trung gian” giúp người mua chọn được căn nhà ưng ý và người bán bán được với giá cao.
Ngoài việc phải có tính chuyên môn cao, được đào tạo bài bản về chuyên môn và kỹ năng mềm tốt, môi giới muốn phát triển thì nơi làm việc phải có rổ hàng phong phú, đa dạng. Doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh, lộ trình phát triển cho cá nhân. Bên cạnh đó, các môi giới phải được sự hỗ trợ từ các bộ phận như marketing, PR,… Trong bối cảnh hiện tại, những yêu cầu khắt khe trên tưởng chừng như khó thực hiện nhưng tại các doanh nghiệp bất động sản lớn và uy tín, với quy trình bài bản, những nhân viên môi giới hoàn toàn đáp ứng được điều này.
Đơn cử như tại Tập đoàn Novaland, rổ hàng luôn đa dạng, phong phú và thường xuyên được tung ra, giúp cho nhân viên môi giới tại đây yên tâm làm nghề và không phải chật vật tìm kiếm nguồn hàng. Bà Dương Thị Thu Thủy - Giám đốc Khối Thương mại Tập đoàn Novaland chia sẻ: “Ở Novaland có rất nhiều sản phẩm thường xuyên được đưa ra thị trường, chính vì vậy các nhân viên môi giới không phải lo lắng cái điểm có hàng thì mới bán được. Do đó, ở đây các môi giới chỉ việc tập trung xác định mình bán theo dòng sản phẩm nào, ở tại thời điểm nào là các bạn có thể chốt được “deal”.
Sự đầu tư đúng mực cho lực lượng môi giới, cộng với yêu cầu ngày càng cao đã khiến môi giới hoặc là nỗ lực để ngày càng chuyên nghiệp hơn hoặc là làm ăn chụp giật để bị đào thải, từ đó dẫn đến thực tế vẫn có rất nhiều môi giới nhờ hoạt động chuyên nghiệp, bài bản mà vẫn bám trụ được và sống tốt với nghề.
Điển hình như tại một số doanh nghiệp lớn, vẫn có rất nhiều nhân viên môi giới gắn bó 5 năm, 10 năm và đạt được những thành công đỉnh cao của nghề. Có nhiều người, thu nhập trong 1 tháng lên đến cả tỷ đồng chứ không phải bấp bênh như thị trường vẫn nhìn nhận. Vậy, đâu là bí quyết giúp họ trụ vững với nghề và đạt được thành công như hiện tại?
Chị Đỗ Hương – Trưởng nhóm Kinh doanh – Tập đoàn Novaland chia sẻ: “Tôi luôn quan niệm, thời gian mình dành cho công việc rất là nhiều nên mình phải tận hưởng nó và cảm thấy vui khi mình làm công việc này thì như vậy mình sẽ đạt được kết quả tốt nhất. Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, Tôi chỉ có một điều quan trọng nhất đó là các bạn phải tự tin vào bản thân. Thứ 2, các bạn phải biết công việc mình đang làm là gì và các bạn hãy trao dồi về thông tin, kiến thức, về sự tự tin và làm cho bản thân mình tự tin nhất như vậy các bạn sẽ làm được tốt nhất công việc mà mình đang làm.
Bên cạnh những ý kiến mà chị Hương chia sẻ, đối với anh Lê Khánh Duy – Trưởng nhóm Kinh doanh – Tập đoàn Novaland, để thành công trong nghề thì yếu tố quan trọng nhất là phải yêu nghề và phải có cái tâm với nghề.
Và để tiếp tục theo đuổi chiến lược khác biệt trong thu hút nhân tài, tạo cơ hội để đội ngũ kinh doanh chinh phục những khách hàng cao cấp nhất, Novaland vừa chính thức ra mắt Câu lạc bộ triệu đô Novaland. Đây là “sân chơi” của những chuyên viên tư vấn bất động sản chuyên nghiệp dám đặt ra những thử thách, mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân và khao khát chinh phục đỉnh cao của nghề “sale” bất động sản
Nguồn: cafeland.vn