Một số điều cần biết khi đầu tư bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam bắt đầu bứt tốc, thu hút lượng lớn nguồn FDI về Việt Nam từ nửa cuối năm 2018. Các doanh nghiệp nước ngoài từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Úc… lần lượt chọn Việt Nam là điểm đến lý tưởng để đặt các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, dệt may, thiết bị y tế, thiết bị điện tử… Vậy trong giai đoạn chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày một căng thẳng, dịch Covid-19 chưa có dấu hiện ổn định, các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp Việt Nam nên chọn đâu là nơi môi trường đầu tư khu công nghiệp tiềm năng nhất?

Sự tăng trưởng của bất động sản công nghiệp Việt Nam diễn ra như thế nào?

1. Giai đoạn 2018- 2019, nguồn cung nhà xưởng xây sẵn trong các khu công nghiệp lớn tại Việt Nam tăng nhanh.

Tính đến năm 2019, khu vực trọng điểm phía Nam hoàn thành khoảng 380.500m2 nhà xưởng xây sẵn, tăng so với cùng kỳ năm ngoái 18,9%. Trong khi đó, khu vực phía Bắc là 321.420m2, tăng 25,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2019 được đánh giá là một năm thịnh vượng của ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam và logistics khi nguồn vốn FDI vào các ngành chế tạo và chế biến vẫn gia tăng mạnh. Chiến trành thương mại Mỹ Trung cộng thêm chi phí sản xuất tại Trung Quốc liên tục tăng, đẩy nhanh quá trình dịch chuyển nhà máy sang các khu vực lân cận, trong đó có Việt Nam.

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam tính đến cuối năm 2019 có 328 khu công nghiệp được thành lập, trong đó 256 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, 72 khu công nghiệp đang xây dựng. Có 46 trên tổng số khu công nghiệp đã đạt tỷ lệ lấp đầy và đang tiến hành mở rộng. Tỷ lệ lấp đầy trung bình các khu công nghiệp phía Bắc là hơn 92%, phía Nam là hơn 80% vào cuối năm 2019.

2. Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2020

Nửa đầu năm 2020, nguồn cung bất động sản công nghiệp Việt Nam được mở rộng, Việt Nam tổng có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích lên tới 97,8 nghìn ha, trong đó đất công nghiệp đạt gần 66 nghìn ha. Trong đó, có 261 khu công nghiệp đã được đưa vào hoạt động với tổng diện tích đạt khoảng 68,7 nghìn ha và 75 khu công nghiệp vẫn trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng với diện tích khoảng 29,1 nghìn ha.

Tỷ lệ lấp đầy trùng bình của các khu công nghiệp khoảng 76%.

Theo thống kê, nửa đầu 2020 Việt Nam đã thu hút được khoảng 335 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong đó vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm đạt khoảng 6 tỷ USD.

Tiềm năng thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam trong tương lai.

Trong tình hình cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung và dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu thuyên giảm, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục dịch chuyển nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Bất động sản công nghiệp Việt Nam tiếp tục hưởng lợi.

Những điều kiện trong môi trường đầu tư tại Việt Nam ngày càng được nâng cao và cải thiện. Các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng đánh giá Việt Nam là điểm đến lý tưởng nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Quỹ đất khu công nghiệp ngày càng được mở rộng. Các tỉnh vùng ven tiếp tục đón sóng.

Các nhà đầu tư bất động sản công nghiệp Việt Nam nên đầu tư ở đâu và như thế nào?

Trước dòng chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn Việt Nam là điểm đến. Nhưng không phải bất động sản công nghiệp miền Bắc vì lợi thế tiếp giáp Trung Quốc mà nắm toàn bộ nguồn FDI này. Khu vực phía nam nhờ lợi thế đi trước, cộng thêm môi trường đầu tư phát triển, khả năng kết nối vùng cao đã được nhiều nhà đầu tư quyết định đặt “cứ điểm” tại đây.

Bất động sản công nghiệp Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng quỹ đất tại các khu công nghiệp trọng điểm nhiều lợi thế đã dần cạn kiệt. Các tỉnh vùng ven như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phỏng, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này và tương lai. Đồng thời, chính phủ đang ngày càng cải thiện hạ tầng, giao thông khu vực này đảm bảo tính kết nối và tiện ích cho các “ông lớn” khi bước chân về Việt Nam.

Kinh tế, đời sống ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp và người lao động làm việc trong các khu công nghiệp ngày càng đòi hỏi điều kiện cao hơn về các dịch vụ, tiện ích đi kèm xung quanh khu công nghiệp. Các dịch vụ như nhà ở, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại, nhà hàng…có cơ hội phát triển đồng bộ kèm theo bất động sản công nghiệp Việt Nam. Các chủ đầu tư khu công nghiệp cần tính toán phát triển khu công nghiệp song song dịch vụ tiện ích để đáp ứng yêu cầu này của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bất động sản công nghiệp Việt Nam ngày càng tạo dựng niềm tin mạnh mẽ trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Trong tương lai gần, đây sẽ trở thành phân khúc có đà tăng trưởng rất tốt. Nếu nhà đầu tư biết nắm bắt thời cơ và Nhà nước đưa ra chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho thị trường phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Khi mà các khu vực ngay xung quanh Hà Nội, TP.HCM đến một lúc nào đó giá đất đã vượt quá mức mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể chấp nhận được thì chắc chắn người ta sẽ tính đến phương án di chuyển. Dù các khu vực đã có hạ tầng - ví dụ như các tỉnh thành phía Bắc hay chưa có - ví dụ như các tỉnh thành phía Nam: Tiền Giang, Tây Ninh hoặc Bình Phước… thì sự chuyển dịch vẫn phải xảy ra. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ phải cân đối giữa chi phí di chuyển và chi phí giá thuê để đưa ra quyết định đầu tư.

Chat qua zalo