MUA ĐẤT CÔNG NGHIỆP HÀ NAM - TẠI SAO NÊN LỰA CHỌN KHU CÔNG NGHIỆP THÁI HÀ ?
Ngày:13/12/2020 01:04:35 CH
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, hiệp định thương mại tự do EVFTA, hiệp định RCEP cũng như sự linh hoạt trong điều hành của Đảng và nhà nước đẩy lùi nhanh chóng dịch bệnh toàn cầu Covid-19 đã giúp Việt Nam nhận được sự quan tâm của hàng loạt các Tập đoàn lớn trên thế giới trong việc chuyển dịch nhà máy, đầu tư nhà máy mới cũng như mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Trong số các địa điểm mà doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn để di dời, đầu tư mới cũng như mở rộng nhà máy, bên cạnh những cái tên quen thuộc là Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Hải Phòng, Hưng Yên không thể không nhắc tới vùng đất đầy tiềm năng Hà Nam. Có thể nói những năm gần đây, tỉnh Hà Nam đã nổi lên như một địa chỉ “tin cậy hàng đầu” trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài về mở nhà máy, cụm từ “mua đất công nghiệp Hà Nam” đương nhiên trở thành từ khoá tìm kiếm hàng đầu trên bảng xếp hạng của Google.
TẠI SAO NÊN MUA ĐẤT CÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ NAM?
1. Tỉnh Hà Nam sở hữu những lợi thế vượt bậc để phát triển công nghiệp hiện tại và tương lai:
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, hiệp định thương mại tự do EVFTA, hiệp định RCEP cũng như sự linh hoạt trong điều hành của Đảng và nhà nước đẩy lùi nhanh chóng dịch bệnh toàn cầu Covid-19 đã mang lại ảnh hưởng tích cực đến thị trường công nghiệp Việt Nam. Trong đó, Việt Nam nổi lên do có lực lượng lao động trẻ và chi phí thấp, ưu đãi đầu tư hấp dẫn, môi trường chính trị ổn định và là một trong những quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. So với các quốc gia lân cận như Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam có chi phí xây dựng nhà xưởng ở mức thấp nhất, khoảng 600 USD/m2 (Ấn Độ là 700 USD/m2, Indonesia và Trung Quốc 900 USD/m2, Malaysia 1200 USD/m2).
Nằm trong bức tranh chung về sức hút đầu tư FDI, tỉnh Hà Nam còn có nhiều lợi thế hơn hẳn khi địa phương này có mặt bằng chi phí thấp hơn nhiều so với Hà Nội, TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Hưng Yên. Chính bởi vậy việc Hà Nam được Yokowo (doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản chuyên gia công lắp ráp và sản xuất thiết bị liên lạc trên xe có động cơ) và nhiều công ty đến từ Nhật Bản, Nhật Bản lựa chọn làm địa điểm đầu tư là điều dễ hiểu.
Riêng trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiện có 82 doanh nghiệp Nhật Bản và 108 doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư tại đây. Trong đó, nhiều doanh nghiệp đang đầu tư hiệu quả như Công ty Honda Việt Nam, Công ty TNHH Hệ thống dây dẫn Sumi, Công ty TNHH NMS…
Theo chia sẻ của nhiều nhà đầu tư, sở dĩ họ chọn mua đất công nghiệp tỉnh Hà Nam để mở nhà máy vì tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, giáp thủ đô Hà Nội, gần cảng Hải Phòng, giao thông kết nối với các tỉnh trong khu vực rất thuận tiện. Hơn nữa, Hà Nam có nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư như: có quỹ đất công nghiệp lớn và sẵn hạ tầng, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề; công tác an ninh trật tự được bảo đảm; các Khu công nghiệp được xây dựng với hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống điện, viễn thông, liên lạc đồng bộ
Những năm gần đây, Hà Nam nổi lên tại Việt Nam khi được đánh giá là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư FDI. Theo thống kê, từ năm 2016 đến tháng 8/2020, vốn thực hiện của các doanh nghiệp FDI tại Hà Nam ước đạt 1.487,4 triệu USD, tăng 117,8% so với giai đoạn 2011-2015. Năm 2020, toàn tỉnh có 30 dự án FDI tổng vốn đầu tư đăng ký 501,4 triệu USD đăng ký đi vào hoạt động. Giai đoạn 2016-2020, thu hút đầu tư luôn nằm trong tốp các địa phương dẫn đầu cả nước; lũy kế đến ngày 10/9/2020, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 1.011 dự án đầu tư còn hiệu lực với vốn đăng ký trên 4,2 tỷ USD và 134 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý, năm 2018 có số lượng dự án FDI thu hút bằng 219% so với năm 2017. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm 2020, thu hút FDI của Hà Nam xếp thứ 3 toàn quốc.
Thực tế cũng đã chứng minh những dự án có hàm lượng công nghệ cao đã có đóng góp lớn cho Hà Nam về giá trị sản xuất và thu ngân sách. Đơn cử, Chi nhánh Công ty Honda Việt Nam tại Hà Nam có tổng vốn đầu tư 158,8 triệu USD, suất đầu tư bình quân là 5,8 triệu USD/ha; Công ty TNHH Gemtek Việt Nam tổng vốn đầu tư 60 triệu USD, suất đầu tư bình quân là 16,6 triệu USD/ha; Công ty TNHH Honda Lock Việt Nam tổng vốn đầu tư 21 triệu USD, suất đầu tư bình quân là 7,4 triệu USD/ha… Năm 2019, Chi nhánh Công ty Honda Việt Nam nộp ngân sách nhà nước 1.470 tỷ đồng, mức nộp bình quân là 51,4 tỷ đồng/ha; Công ty TNHH FrieslandCampina Hà Nam nộp 237 tỷ đồng, mức nộp bình quân 40,8 tỷ đồng/ha.
2. Chính quyền Hà Nam có những chính sách, cam kết thu hút đầu tư vô cùng hấp dẫn
Một trong những vấn đề mà doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng quan tâm, lo lắng khi quyết định đầu tư vào tỉnh nào không chỉ là việc cấp phép đầu tư ban đầu mà là việc giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất. Nắm bắt rõ được vấn đề này, ngoài các lợi thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, chú trọng phát triển hạ tầng cơ sở, các chính sách thu hút đầu tư của Hà Nam được thực hiện khá đồng bộ, đặc biệt là 10 cam kết với nhà đầu tư gồm:
- Cam kết cung cấp đủ điện 24/24 giờ cho các doanh nghiệp;
- Bảo đảm hạ tầng và cung cấp các dịch vụ thiết yếu tới chân hàng rào doanh nghiệp;
- Giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, trong đó thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư không quá 3 ngày;
- Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động và cung cấp nguồn lao động có kỹ thuật và ý thức tổ chức kỷ luật;
- Giao đất sạch không thu tiền để các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân và các dịch vụ, hạ tầng xã hội, vui chơi giải trí;
- Hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp khi có nhu cầu mở rộng sản xuất, thay đổi phương án sản xuất kinh doanh;
- Thực hiện thủ tục hải quan điện tử nhanh gọn;
- Bảo đảm an ninh trật tự ngoài hàng rào doanh nghiệp, bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp;
- Bảo đảm không có đình công, bãi công;
- Thành lập đường dây nóng của Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh để tiếp nhận thông tin và giải quyết ngay các kiến nghị từ phía các doanh nghiệp.
3. Minh bạch chính sách
Công tác giải phóng mặt bằng phục vụ việc thu hồi đất luôn luôn là vấn đề nóng trong việc thu hút đầu tư. Vì vậy, thời gian qua để thu hút đầu tư hiệu quả, tỉnh Hà Nam luôn có chính sách tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong việc giải phóng mặt bằng giao đất cho doanh nghiệp mua đất công nghiệp Hà Nam. Những dự án có vướng mắc trong giải phóng mặt bằng thì chính quyền luôn vận động, tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ về chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, những lợi ích to lớn do dự án đem lại để nhân dân tin tưởng và ủng hộ chủ trương chung của tỉnh. Khi có được niềm tin của người dân và được người dân đồng tình ủng hộ thì việc giải phóng mặt bằng hoàn thành các dự án rất nhanh chóng đem lại hiệu quả cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư an tâm, tin tưởng vào chính quyền để đầu tư nhà máy sản xuất, đây là điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh. Điển hình như dự án bệnh viện Bạch Mai hay dự án sản xuất sữa của Cty CP Nutifood Việt Nam, lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp xuống tận nơi giải thích rõ ràng về những cơ chế chính sách cho người dân hiểu rõ từ đó việc giải phóng mặt bằng được nhanh chóng.
Ngoài ra, để đồng hành cùng với các sở ban ngành trong việc thu hút đầu tư đạt hiệu quả, UBND tỉnh cũng ban hành nhiều chính sách về cơ chế bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất rất phù hợp và gắn với quyền lợi thiết thực của người dân cũng như có lợi và tạo các điều kiện thuận lợi nhất cho người dân có đất bị thu hồi nên rất được nhân dân đồng tình ủng hộ. Trong quá trình giải phóng mặt bằng, khi các chủ đầu tư dự án công nghiệp, các địa phương có vướng mắc hoặc Nhà đầu tư có kiến nghị thì UBND tỉnh luôn chỉ đạo sát sao Sở Tài nguyên & Môi trường, các Sở, Ngành và chính quyền địa phương cùng xem xét, kiểm tra thực tế, đưa ra các giải pháp và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản giải quyết kịp thời để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp cũng như của người dân. Chính vì vậy, nhiều nhà đầu tư đã coi Hà Nam là nơi “đất lành chim đậu” là quê hương thứ hai.
Điểm khác biệt trong thu hút đầu tư tại Hà Nam là thu hút có chọn lựa. Theo ông Trương Quốc Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam cho biết: “Tỉnh chỉ đạo tập trung thu hút đầu tư, thu hút FDI nhưng không thu hút đầu tư bằng mọi giá mà các dự án được lựa chọn phải có đầy đủ năng lực tài chính cũng như công nghệ phải tiên tiến, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư mới, đặc biệt là thu hút các dự án thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo”.
Cùng với việc đồng hành cùng doanh nghiệp trong các vấn đề về giải phóng mặt bằng, hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc cải cách thủ tịch hành chính được UBND tỉnh rất quan tâm và triển khai rộng khắp tới các Sở, Ngành và các địa phượng, qua đó cắt giảm những thủ tục không cần thiết, tạo thuận lợi nhất cho các Nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các thủ tục đầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
4. Tại sao các Nhà đầu tư nên mua đất công nghiệp Hà Nam để mở nhà máy
Khi lựa chọn đầu tư tại một địa bàn nào đó tại Việt Nam, Nhà đầu tư đều quan tâm và đánh giá trên nhiều phương diện mới đi đến quyết định đầu tư như môi trường đầu tư của từng tỉnh, vị trí địa lý của dự án, kết nối giao thông, giá thuê đất, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của dự án, các doanh nghiệp phụ trợ, khả năng tuyển dụng và trình độ của người lao động,.. IIP VIETNAM khuyến khích các Nhà đầu tư nên mua đất công nghiệp tỉnh Hà Nam bởi giá thuê đất, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, vị trí địa lý thuận lợi trong việc kết nối với cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài, thủ đô Hà Nội, lực lượng lao động dồi dào và trình độ lao động cao,…của địa phương này vô cùng phù hợp để phát triển bất động sản công nghiệp, xây dựng, phát triển nhà máy sản xuất. Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh cùng các cấp các ngành rất thân thiện luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Nhà đầu tư về có chế chính sách, thủ tục đầu tư, hạ tầng, nguồn nhân lực…
Điều này đã được chứng thực tế tại Hà Nam minh khi các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh, tất cả các thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, đánh giá tác động môi trường, giao đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng… đều được hoàn tất rất nhanh. Mọi cam kết của tỉnh đều được thực hiện đúng theo thỏa thuận. Hàng năm ngoài việc gặp gỡ trực tiếp nhà đầu tư giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án hoặc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án thì UBND tỉnh thừng xuyên tổ chức các cuộc gặp mặt, hội nghị với các Doanh nghiệp FDI để tri ân, chia sẻ cũng như tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Ngoài ra, khi các Nhà đầu tư gặp khó khăn vướng mắc có thể phản ánh qua đường dây nóng hoặc gặp trực tiếp Chủ tịch UBND tỉnh để kiến nghị và đều được xử lý và giải quyết kịp thời.
Ở Hà Nam, việc đầu tư của các doanh nghiệp FDI có thêm thuận lợi nữa mà ít có tỉnh nào làm được, đó là những năm gần đây Hà Nam đã thành lập các trung tâm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, phục vụ, cung cấp thông tin, giải quyết các cơ chế chính sách như Trung tâm Japan Desk, Korea Desk… Ngoài ra, tỉnh Hà Nam cũng hợp tác thông qua các công ty luật nước ngoài để cung cấp các dịch vụ pháp lý cho các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn tìm hiểu để đàu tư vào Hà Nam, điều này đã tạo sự tin tưởng vững chắc cho Doanh nghiệp FDI.
MUA ĐẤT CÔNG NGHIỆP HÀ NAM - TẠI SAO NÊN LỰA CHỌN KHU CÔNG NGHIỆP THÁI HÀ?
1. Thông tin sơ bộ về khu công nghiệp Thái Hà:
- Tổng diện tích quy hoạch: 380 ha.
- Diện tích đất khu công nghiệp (giai đoạn 1): 100 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp: 72,46 ha.
- Chủ trương đầu tư: Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 15/11/2019
- Diện tích đất để xây dựng nhà ở cho công nhân, nhà ở chuyên gia: Gần 10ha
- Các lĩnh vực thu hút đầu tư:
+ Cơ khí chế tạo, lắp ráp, ô tô, xe máy
+ Điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin Công nghiệp phụ trợ, vật liêu mới
+ Chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm, đồ uống...
2. Vị trí địa lý và hệ thống giao thông:
Khu công nghiệp Thái Hà có vị trí địa lý và hệ thống giao thông được đánh giá là thuận lợi nhất so với tất cả các khu công nghiệp tại tỉnh Hà Nam và vùng phụ cận, với các lý do sau đây:
- Khoảng cách tới Hà Nội: 45km
- Khoảng cách tới Ga Phủ Lý - Hà Nam: 16km
- Khoảng cách tới đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình: 24km
- Quốc lộ 1A: 27km
3. So sánh kết nối giao thông tới giữa Khu công nghiệp Thái Hà với các Khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Hà Nam:
Khi lựa chọn vị trí đất để mở nhà máy, một trong những quan tâm hàng đầu của Nhà đầu tư là khoảng cách tới cảng biển. Khu công nghiệp Thái Hà nằm trên trục nối hai tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Rẽ và Hà Nội - Hải Phòng nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa ra cảng Hải Phòng. Hạ tầng của khu công nghiệp Thái Hà sẽ được đầu tư bài bàn và đồng bộ, có chất lượng tương đương các khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam như các khu công nghiệp của VSIP. Vì vậy sẽ cung cấp đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho các nhà đầu tư cũng như các quỹ đất sạch cho nhu cầu thuê đất, thuê nhà xưởng của các nhà đầu tư.
4. So sánh giá mua đất và thời gian thuê đất:
Trên cơ sở khảo sát, so sánh và đánh giá của IIP VIETNAM dựa trên các yếu tố thuộc tính của khu công nghiệp, thì giá mua đất tại Khu công nghiệp Thái Hà đang thấp hơn các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Trong khi đó Khu công nghiệp Thái Hà mới được cấp Chủ trương đầu tư của Thủ tướng chính phủ năm 2019 nên thời gian thuê đất sẽ lâu hơn các khu công nghiệp khác. Điều này cho thấy Khu công nghiệp Thái Hà là điểm đến sáng giá nhất trong thời điểm này cho các nhà đầu tư mở nhà máy tại Hà Nam.
5. So sánh dân số quanh Khu công nghiệp Thái Hà và chính sách hỗ trợ tuyển dụng lao động:
Khi đầu tư xây dựng nhà máy, một trong các vấn đề mà Nhà đầu tư luôn quan tâm là khả năng tuyển dụng lao động. Điều đặc biệt ở Khu công nghiệp Thái Hà là quanh khu vực trong bán kính 20km chưa có khu công nghiệp nào, xung quanh khu công nghiệp quanh bán kính 10km có khoảng 200.000 người, và với bán kính 20Km thì có khoảng 380.000 người. Tại huyện Lý Nhân và các huyện lân cận, trên tổng số dân số thì 65% là người dưới 35 tuổi. Điều này sẽ rất thuận lợi cho việc tuyển dụng lao động cho các nhà máy trong khu công nghiệp.
Hệ thống các trường cao đẳng, trường trung cấp, đào tạo nghề trong khu vực rất đa dạng. Không kể các trường dạy nghề do huyện thị quản lý. Tỉnh Hà Nam có khoảng 10 trường chuyên nghiệp dạy nghề với đội ngũ giáo viên trên 500 người và trên 10.000 học viên theo học/ năm (như trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam, trường Cao đẳng phát thanh truyền hình, trường Trung học thuỷ lợi, trường công nhân chế biến gỗ, trường Trung học Bưu chính Viễn thông 1, trường Trung học Y tế Hà Nam ...)
Hơn nữa, khoảng cách từ trung tâm TP Hà Nội đến Khu công nghiệp khoảng 45km, Hệ thống xe Buýt đảm bảo cho việc lực lượng lao động từ Hà Nội đi lại hàng ngày đến KCN thuận tiện và dễ dàng.
Chính sách ưu đãi tuyển dụng của tỉnh Hà Nam:
- Tỉnh Hà Nam hỗ trợ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở đào tạo nghề và theo đề án đào tạo nghề của tỉnh.
- Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề cho lao động: 1.000.000 đồng/lao động.
- Tỉnh Hà Nam hỗ trợ doanh nghiệp tuyển dụng lao động miễn phí: Đăng tải thông tin tuyển dụng lao động trên truyền hình, báo đài địa phương; Ban quản lý các khu công nghiệp phối hợp với Sở Lao động, Thương binh - Xã hội sẽ trực tiếp cùng doanh nghiệp xuống các xã trong địa bàn tỉnh để tổ chức tuyển dụng lao động.
6. So sánh ưu đãi theo địa bàn và mức lương vùng:
Khi quyết định đầu tư vào một địa bàn nào, một trogn các yêu tố mà Nhà đầu tư luôn quan tâm là ưu đãi đầu tư và mức lương vùng. Khu công nghiệp Thái Hà thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam là địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nên các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn. Ngoài ra mức lương vùng của huyện Lý Nhân là vùng IV là vùng thấp nhất nên càng thuận lợi hơn cho Nhà đầu tư khi mở nhà máy.
7. Quy hoạch và chính sách thuế:
7.1 Bản đồ quy hoạch:
Điểm đặc biệt của Khu công nghiệp Thái Hà vượt trội hẳn so với các Khu công nghiệp khác trong trên địa bàn tỉnh Hà Nam là Chủ đầu tư của Khu công nghiệp Thái Hà được UBND tỉnh Hà Nam giao là Chủ đầu tư dự án nhà ở phục vụ cho chuyên gia và công nhân với quy mô giai đoạn 1 gần 10ha, nằm giáp với khu công nghiệp. Ngoài ra cạnh khu công nghiệp đã được UBND tỉnh Hà Nam quy hoạch thành khu đô thị thương mại dịch vụ và các trung tâm thương mại. Việc này sẽ rất thuận lợi cho các Nhà đầu tư khi mở nhà máy tại Khu công nghiệp Thái Hà vì có sẵn chỗ ở cho chuyên gia, công nhân và các khu vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu cho người lao động và tiếp khách.
7.2 Chính sách thuế:
Về thuê đất:
- Áp dụng giá thuê đất thống nhất đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
- Thời hạn cho thuê kéo dài tới 50 năm.
- Miễn tiền thuê đất áp dụng trong các trường hợp:
- Xây dựng nhà ở phục vụ công nhân làm việc trong khu công nghiệp.
- Miễn 3 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư.
- Miễn 7 năm đối với dự án đầu tư vào huyện Thanh Liêm, Lý Nhân.
- Miễn 11 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư đầu tư vào địa bàn huyện Thanh Liêm, Lý Nhân; dự án thuộc danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư; kinh doanh hạ tầng KCN; dự án đầu tư vào KCN.
- Miễn 15 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư đầu tư vào địa bàn huyện Thanh Liêm, Lý Nhân.
Về chính sách thuế:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Dự án đầu tư vào địa bàn huyện Thanh Liêm, Lý Nhân được hưởng mức thuế suất 20% trong 10 năm, miễn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo.
- Miễn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với dự án đầu tư vào KCN.
- Thuế nhập khẩu: Miễn thuế nhập khẩu đối với:
- Hàng hoá nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài.
- Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định, bao gồm: Thiết bị máy móc; Linh kiện chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp ...
- Hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định, bao gồm: Thiết bị máy móc. Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ được Bộ khoa học và Công nghệ xác nhận; phương tiện đưa đón công nhân gồm ôtô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thuỷ. Linh kiện chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng. Nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ hoặc sử dụng đồng bộ với thiết bị máy móc nêu trên. Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
- Nguyên liệu vật tư bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để phục vụ sản xuất của dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm kể từ ngày bắt đầu sản xuất.
8. Hỗ trợ thủ tục đầu tư:
Chủ đầu tư hỗ trợ tối đa cho khách hàng khi tìm hiểu các thông tin về dự án, từ các chính sách của nhà nước, các chính sách của tỉnh, các quy trình và các các biểu mẫu hợp đồng khi mua đất công nghiệp tại dự án. Ngoài ra Chủ đầu tư có các bộ phận chuyên môn có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm và thực tiễn sẽ hỗ trợ Nhà đầu tư một cách tối đa để cùng Nhà đầu tư hoàn thiện các thủ tục cấp chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy, giấy phép xây dựng và các vấn đề khác có liên quan trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh sau này của Nhà đầu tư.
Theo đó, các Nhà đầu tư nước ngoài và trong nước có nhu cầu mua đất công nghiệp Hà Nam mà cụ thể là Khu công nghiệp Thái Hà vui lòng liên hệ tới Hotline phòng Kinh doanh Khu công nghiệp Thái Hà: 1900888858 hoặc Email: info@iipvietnam.com.
Website: http://iipvietnam.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/iipvietnam
Qua những lợi thế vượt bậc trên, dễ dàng nhận thấy Khu công nghiệp Thái Hà xứng đáng là thỏi nam châm thu hút vốn FDI cho tỉnh Hà Nam và đây chính là lý do tại sao khi mua đất công nghiệp Hà Nam nhất định phải lựa chọn Khu công nghiệp Thái Hà.
Xem thêm thông tin chi tiết về Khu công nghiệp Thái Hà, Hà Nam tại: https://iipvietnam.com/khu-cong-nghiep-thai-ha-thoi-nam-cham-thu-hut-von-fdi-cho-tinh-ha-nam.html