Nhiều tập đoàn của nước ngoài tính đến việc chuyển nhà máy sản xuất đến Việt Nam sau dịch Covid-19

Theo đại diện của IIP – CỔNG THÔNG TIN BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM, Việt Nam vẫn là một điểm đến đầy hứa hẹn ngay từ khi làn sóng dịch chuyển nhà máy của các nước trên thế giới khỏi Trung Quốc bắt đầu. Các ngành sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam sau dịch Covid-19.

Khi các nhà máy buộc phải đóng cửa trong đợt bùng phát Covid-19 ở Trung Quốc, nhiều Tập đoàn lớn trên thế giới đã phải tính kế để vượt qua thời kỳ hạn chế sản xuất.

Một số Tập đoàn đa quốc gia đã rục rịch lên kế hoạch mở rộng hoạt động ở Việt Nam từ năm ngoái, nhằm giảm áp lực hàng rào thuế quan mới đối với hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Hoa Kỳ và tìm kiếm thị trường thay thế phòng khi giá tăng cao.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Dữ liệu từ Cục điều tra dân số Hoa Kỳ cho thấy lượng hàng hóa Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam năm 2019 tăng 35,6% so với cùng kỳ, đối nghịch với mức giảm 16,2% trong lượng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Dữ liệu năm nay sẽ bị ảnh hưởng do tác động của Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhưng xu hướng sản xuất chuyển từ Trung Quốc sang các nước trong khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục.

Việt Nam thu hút đội ngũ lao động trẻ, chi phí thuê đất thấp, hệ thống giao thông đường bộ, cảng biển và cảng hàng không trong những năm gần đây không ngừng phát triển để bắt kịp sự phát triển chung của thế giới, đặc biệt môi trường chính trị ổn định. Dân số trẻ từ 25-54 tuổi chiến đến 46%; lương lao động ngành sản xuất cạnh tranh, ở mức 237 USD/tháng, thấp hơn khá nhiều so với Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực giảm thiểu việc thiếu hụt nguồn nhân lực và chi phí tăng để chuyển đổi sang môi trường kinh doanh minh bạch hơn bằng việc áp dụng công nghệ trong sản xuất và tăng đội ngũ lao động được huấn luyện.

Khi làn sóng chuyển dịch nhà máy từ Trung Quốc bắt đầu rục rịch, Việt Nam được cả thế giới biết đến là một trong các nước kiểm soát dịch Covid-19 tốt nhất thế giới, đến nay tại Việt Nam chưa có một người nào bị chết vì Covid-19 cũng như các chính sách chữa trị miễn phí cho các người nước ngoài khi bị Covid-19 tại Việt Nam, Việt Nam bố trí các chuyến bay đón tất cả công dân Việt Nam trên khắp thế giới về đất nước để tránh dịch và chữa trị miễn phí. Mặc dù dịch Covid-19 đang gây ra những khó khăn nhất định đối với các quyết định cũng như hoạt động di dời, các chủ đầu tư các khu công nghiệp gia mở rộng đầu tư lĩnh vực công nghiệp, một loạt tên tuổi mới đã nhảy vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp, . . . giá đất trong quý đầu năm 2020 vẫn tăng trên khắp cả nước, ông Đoàn Duy Hưng - Tổng Giám Đốc IIP VIETNAM nhấn mạnh.

Miền Bắc thu hút phần lớn các tập đoàn lớn muốn đa dạng hóa danh mục sản xuất bên cạnh cơ sở tại Trung Quốc, với nền tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt và vị trí cần kề với Trung Quốc.

Giá đất trung bình đạt 99 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhà xưởng xây sẵn – lựa chọn yêu thích của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vẫn giữ ở mức giá thuê ổn định dao động từ 4,0-5,0 USD/m2/tháng, và đều đã được lấp đầy.

Tại khu vực miền Nam, ghi nhận số lượng yêu cầu thuê đất tăng cao và các chủ đầu tư đã trở nên tự tin hơn trong việc tăng giá thuê đất. Giá đất trung bình trong quý 1/2020 đạt 101 USD/m2/chu kỳ thuê, tăng 12,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, việc phát triển logistics/cơ sở hạ tầng lại không tương ứng với mức tăng giá đất này vì quá trình phát triển cho những thay đổi đáng kể về hạ tầng vẫn diễn ra chậm chạp, do đó các nhà đầu tư tiềm năng phải bắt đầu tìm kiếm các giải pháp thay thế khác. Nhà xưởng xây sẵn ở miền Nam có giá thuê dao động từ 3,5-5,0 USD/m2/tháng, tăng nhẹ ở Bình Dương, Tp.HCM, Long An và giữ mức ổn định ở các tỉnh còn lại.

Covid-19 có thể là chất xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển sản xuất diễn ra nhanh hơn, sau khi đã được thúc đẩy bởi căng thẳng thương mại hồi năm ngoái và các chính sách của các nước lớn trong việc đưa ra các gói hỗ trợ các doanh nghiệp nước mình rời nhà máy khỏi Trung Quốc . Do đó, khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ càng hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp trong lương lai.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Trong lúc đó, Trung Quốc tập trung phát triển các ngành công nghiệp giá trị gia tăng. Đây là nơi tụ hội các công ty hàng đầu thế giới về pin mặt trời, mạng 5G, trí tuệ nhân tạo và sản xuất pin. Lý do chính là vì các doanh nghiệp này sản xuất ra sản phẩm có giá trị cao, tạo ra nguồn thu nhập thuế cao cho chính phủ. Thêm nữa, các ngành công nghiệp sản xuất giá trị thấp thường gây ô nhiễm nhiều hơn, trong khi Trung Quốc đang mong muốn cải thiện môi trường tại các khu đô thị. Việc chuyển sang sản xuất sạch hơn, ít không gian hơn cũng sẽ giải phóng đất để tái quy hoạch.

Tuy nhiên, không phải tất cả các ngành sản xuất đều có thể dễ dàng chuyển sang Việt Nam. Mức lương công nhân sản xuất tại Trung Quốc hiện cao gấp ba lần Việt Nam, nhưng trình độ tay nghề của công nhân nơi này cũng cao hơn. Quy mô của Trung Quốc không thể được nhân rộng: lượng lao động công nghiệp di cư ở Trung Quốc còn cao hơn dân số Việt Nam. Hơn nữa, một khối lượng lớn ngành hàng sản xuất là để phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc.

“ Phân khúc bất động sản công nghiệp Việt Nam đang phát triển trên đà tăng của nguồn vốn FDI. Nguồn cung đất công nghiệp dồi dào đang tạo điều kiện cho các dự án sản xuất và tăng các lựa chọn thuê đối với cả nhà xưởng xây sẵn cho thuê và nhà xưởng xây theo yêu cầu. Việt Nam cần cẩn trọng lựa chọn các dự án sắp tới để tăng trưởng hơn trong giá trị chuỗi, tăng tính cạnh tranh và phát triển bền vững” – theo đại diện phía IIP VIETNAM.

Chat qua zalo