Những điểm nóng công nghiệp mới sau dịch COVID-19

Những điểm nóng công nghiệp mới sau dịch COVID-19

Bất động sản khu công nghiệp sẽ hồi phục mạnh mẽ sau dịch COVID-19 trong đó Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Hải Dương sẽ là những điểm nóng công nghiệp mới.

Khu công nghiệp Nam Sách – Hải Dương

Khu công nghiệp Nam Sách – Hải Dương

Xu hướng chuyển dịch mạnh nhà máy ra khỏi Trung Quốc 

Sự bùng phát của dịch COVID-19 đã đẩy nhanh tốc độ dịch chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc. Nửa cuối năm 2019, chiến tranh Mỹ - Trung có nhiều biến chuyển khả quan khiến dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chậm lại và làm chậm xu hướng chuyển dịch nhà máy khỏi Trung Quốc. Nhưng sự bùng phát của dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khiến xu hướng chuyển dịch nhà máy ra khỏi Trung Quốc tái khởi động.

Dòng vốn FDI (Đơn vị: TrUSD) tăng trưởng chậm lại kể từ tháng 6/2019

Dòng vốn FDI (Đơn vị: TrUSD) tăng trưởng chậm lại kể từ tháng 6/2019

Được biết, Apple đã công bố điều chỉnh giảm mục tiêu doanh thu Quý 1/2020 từ 84 tỷ USD trước đó xuống còn 63 tỷ USD, thấp hơn 25% so với con số dự báo do các nhà máy tại Trung Quốc ngừng hoạt động.

Tuy nhiên, một số công ty vẫn duy trì hoạt động sản xuất khi dịch COVID-19 bùng phát vì các nhà máy của họ được đặt bên ngoài Trung Quốc, chẳng hạn như Samsung với các nhà máy sản xuất đặt tại Việt Nam vẫn duy trì hoạt động ở công suất cao.

 Danh sách các công ty đã chuyển dịch / lên kế hoạch chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vào T7/19 trong giai đoạn chiến tranh thương mại MỹTrung

Danh sách các công ty đã chuyển dịch/lên kế hoạch chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam vào T7/19 trong giai đoạn chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Điều đó đã tạo ra một xu hướng mới nhằm giảm sự phụ thuộc vào các nhà máy ở Trung Quốc và Việt Nam sẽ là một trong những quốc gia hưởng lợi trong ASEAN. Google và Microsoft đang chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và Thái Lan.

Theo đại diện của IIP VIETNAM “Với lợi thế vị trí giao thương quốc tế thuận lợi, chế độ chính trị ổn định, chính sách ưu đãi thuế quan, nhân công chi phí thấp…Việt Nam đang chiếm ưu thế lớn hơn về sức hút chuyển dịch chuỗi sản xuất từ Trung Quốc so với các quốc gia trong khu vực (Phillippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Myanmar)”

 Bảng so sánh chi phí hoạt động và thuế TNDN của các quốc gia trong khu vực

Bảng so sánh chi phí hoạt động và thuế TNDN của các quốc gia trong khu vực

Bên cạnh chi phí hoạt động thấp, Việt Nam đã giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 22% xuống mức 20% vào năm 2016 cho tất cả các công ty trong nước và nước ngoài để tăng cường thu hút sản xuất. Các công ty trong các KCN cũng được hưởng nhiều ưu đãi, như miễn/giảm thuế và miễn thị thực. Ưu đãi thuế cho các công ty trong các KCN bao gồm miễn thuế từ hai đến bốn năm, giảm thuế trong ba đến 15 năm và miễn thuế nhập khẩu.

FTA - nhân tố chính để đẩy mạnh nhu cầu thuê đất khu công nghiệp

Trước đó, ngày 12/2, Nghị viện châu Âu đã phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định bảo vệ đầu tư EU-Việt Nam (EVIPA), nâng tổng số FTA có hiệu lực lên 12. EVFTA sẽ giúp hầu hết thuế xuất khẩu đối với hàng hóa Việt Nam tới EU bị loại bỏ hoàn toàn.

 Bảng so sánh tỷ lệ thuế giữa biểu thuế ưu đãi toàn cầu (GSP) và EVFTA (%)

Bảng so sánh tỷ lệ thuế giữa biểu thuế ưu đãi toàn cầu (GSP) và EVFTA (%)

Việt Nam đang tăng cường sử dụng lợi thế từ các FTA để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Theo Bộ Công Thương, giá trị xuất khẩu có áp dụng ưu đãi thuế quan FTA trong năm 2018 đạt 46,2 triệu USD, tương đương với 39% tổng giá trị xuất khẩu đến các thị trường có ký kết FTA với Việt Nam. Thị trường Ấn Độ có tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan cao nhất, đạt 72% thông qua hiệp định AIFTA, kế đó là Chile và Hàn Quốc có tỷ lệ sử dụng ưu đãi thuế quan lần lượt là 67% và 35%.

Thuế xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến liên minh châu Âu sẽ được xóa bỏ ngay khi EVFTA có hiệu lực hoặc trong giai đoạn ngắn sau đó (tối đa là 7 năm). Đây là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đã đạt được trong số các FTA đã ký kết. Hiện nay, chỉ 42% giá trị xuất khẩu của Việt Nam tới liên minh châu Âu được hưởng mức thuế 0% thông qua biểu thuế ưu đãi toàn cầu (GSP).

Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (NCIF) ước tính rằng EVFTA sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng 4,3% cho đến năm 2030. Tổng giá trị xuất khẩu tới liên minh châu Âu sẽ tăng 44,4% cho đến năm 2030.

Những điểm nóng công nghiệp mới

Quỹ đất sẵn sàng cho thuê tại các KCN dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động trong giai đoạn Quý 2 - Quý 3/2020 với khoảng 1.890ha, tương đương 4% so với tổng diện tích đất KCN năm 2019. Quỹ đất mới/mở rộng này chủ yếu tại các tỉnh phía Nam, hầu hết ở Bình Dương, vốn sắp hết nguồn cung. Nguồn cung đất KCN vẫn hạn chế trong giai đoạn 2020 - 2021, do đó các công ty có quỹ đất sẵn, lớn sẽ có cơ hội tăng trưởng trong làn sóng dịch chuyển nhà máy tiếp theo.

 Ở miền Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu đang trở thành điểm nóng công nghiệp kể từ khi hệ thống đường cao tốc mới được đẩy mạnh phát triển, kết nối cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải với TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương

Ở miền Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu đang trở thành điểm nóng công nghiệp kể từ khi hệ thống đường cao tốc mới được đẩy mạnh phát triển, kết nối cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải với TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương (Nguồn: VND Research, VNExpress)

Ở miền Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu đang trở thành điểm nóng công nghiệp kể từ khi hệ thống đường cao tốc mới được đẩy mạnh phát triển, kết nối cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải với TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương.

Hiện Bà Rịa - Vũng Tàu, với tỷ lệ lấp đầy ở mức 73% và giá cho thuê KCN thấp nhất tại miền Nam, với mức giá 58 USD/m2/ kỳ thuê tại thời điểm cuối 6 tháng 2019, sẽ trở thành điểm sáng về bất động sản KCN trong giai đoạn 2020 - 2021 nhờ vào hệ thống cao tốc và cụm cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải. 

Tại miền Bắc, các KCN tại Hải Dương, Bắc Giang sẽ phát triển nhờ vào đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn được đưa vào hoạt động vào T1/20, giúp thời gian di chuyển từ Hà Nội đến biên giới khu vực Lạng Sơn giảm một tiếng so với trước đây.

Tại miền Bắc, các KCN tại Hải Dương, Bắc Giang sẽ phát triển nhờ vào đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn được đưa vào hoạt động vào T1/20, giúp thời gian di chuyển từ Hà Nội đến biên giới khu vực Lạng Sơn giảm một tiếng so với trước đây. (Nguồn: VND Research, VNExpress)

Tại miền Bắc, các KCN tại Hải Dương, Bắc Giang sẽ phát triển nhờ vào đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, giúp thời gian di chuyển từ Hà Nội đến biên giới khu vực Lạng Sơn giảm một tiếng so với trước đây. KCN ở Hải Dương và Bắc Giang với cơ sở hạ tầng tốt về đường cao tốc, cụ thể là đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và Hải Dương - Quảng Ninh và có thể kết nối với cụm cảng Hải Phòng, cũng sẽ đạt được tăng trưởng tốt về giá và diện tích đất KCN cho thuê trong năm 2020.

Theo đại diện IIP VIETNAM “ Covid-19 chính là một xúc tác mới thúc đẩy quá trình dịch chuyển chuỗi sản xuất của nhiều tập đoàn dời Trung Quốc diễn ra nhanh hơn. Với lợi thế sẵn có, Việt Nam cần phát huy hơn nữa tiềm năng và vị thế trong khu vực Đông Nam Á, đón đầu làn song dịch chuyển đầu tư hiếm có này”

 

Chat qua zalo