Tây Ninh

Liên hệ

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Giám đốc - Sở Kế hoạch và Đầu tư Tây Ninh

84.91838384

Đánh giá môi trường đầu tư

Xem xét đầu tư bất động sản lân cận TP HCM là Long Hậu, Đức Hòa 1, Khu công nghiệp Xuyên Á, Đức Hòa 3. KCN đang là lựa chọn ưu tiên của các công ty nước ngoài có nhu cầu đặt văn phòng ... Ông Phạm Vũ Luận >> Xem chi tiết

Bản đồ

Sở Kế hoạch và Đầu tư Tây Ninh

Địa chỉ: Số 300, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường 2, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh

Điện thoại 84.91838384

Email:

Website:sokhdt.tayninh.gov.vn/Pages/default.aspx

Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản

Vị trí địa lý: Phía tây - tây bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía đông giáp các tỉnh Bình Dương, Bình Phước; phía Nam giáp tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh.

Diện tích: 4.049,2

Dân số: 1.067.700

Địa hình: Tỉnh có độ cao 53m, thấp dần về phía Tây

Đơn vị hành chính: Có 01 thị xã (Tây Ninh) và 8 huyện (Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng).

Tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên khoáng sản của Tây Ninh không nhiều. Khoáng sản chủ yếu là: than bùn (trữ lượng 16 triệu tấn phân bổ chủ yếu dọc theo sông Vàm Cỏ Ðông); sét gạch ngói (phân bổ dọc sông Vàm Cỏ Ðông, ước tính trữ lượng 16 triệu m3 chất lượng tốt); nước khoáng thiên nhiên (ở xã Ninh Ðiền huyện Châu Thành); ngoài ra còn có cuội sạn cát với trữ lượng lớn tại sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Ðông; đá xây dựng (trữ lượng khoảng 40 triệu m3 ở núi Bà Ðen (Hòa Thành).

Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) của Tây Ninh tương đối đa dạng, phong phú, với những địa điểm du lịch nổi tiếng như: Núi Bà Đen, Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, Hồ nước Dầu Tiếng, Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát, đặc biệt là các khu di tích lịch sử Cách mạng như: Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Căn cứ Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, Căn cứ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Căn cứ Ban An ninh Trung ương cục miền Nam,...

Tài nguyên con người: Nguồn lao động trong tỉnh tương đối phong phú do cơ cấu dân số trẻ. Hiện tổng số dân trong độ tuổi lao động khoảng trên 500.000 người, chiếm 57% dân số. Một nửa lực lượng lao động có độ tuổi dưới 20 và hàng năm có khoảng 13-14.000 lao động gia nhập vào lực lượng này.

Giao thông: Giao thông của Tây Ninh gồm hai loại hình giao thông chính là đường bộ và đường thuỷ. Trên địa bàn Tây Ninh có 2 tuyến đường quan trọng chạy qua: đường Xuyên Á , quốc lộ 22B. Đây là 2 tuyến đường chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng của địa phương và khu vực. Bên cạnh đó, tỉnh còn có mạng lưới giao thông đường thủy gồm 2 tuyến chính: tuyến sông Sài Gòn và tuyến sông Vàm Cỏ Đông. Tây Ninh có cảng sông Bến Kéo nằm trên sông Vàm Cỏ Đông cách Thị xã Tây Ninh 7 km, có khả năn

Hệ thống điện: Khu vực Tây Ninh được cấp điện trực tiếp từ hai nguồn: thủy điện Thác Mơ và thủy điện Trị An. Hiện 100% xã trong tỉnh đã có điện, 62,35% hộ dân sử dụng điện. Sản lượng điện bình quân trên đầu người 175Kwh/người/ năm. Số hộ nông thôn có điện 60%. Tỉnh đang chuẩn bị nâng công suất trạm Trảng Bàng để bán điện năng sang tỉnh Svay-ri-eng của Cam-pu-chia.

Hệ thống nước:

Hệ thống Bưu chính viễn thông: Hệ thống thông tin liên lạc phát triển rất nhanh. Mật độ máy điện thoại khoảng 2,5 máy/100 dân. Bán kính phục vụ một bưu cục 5,17km. Hiện đã có dịch vụ nối mạng Internet gián tiếp. Ở Tây Ninh có thể liên lạc với tất cả các nơi trong nước và nhiều nước trên thế giới.

Hệ thống Khu công nghiệp: Tây Ninh hiện có 1 khu chế xuất (Linh Trung), 2 KKT (Mộc Bài, Xa Mát), 11 KCN (Trảng Bàng, Trâm Vàng, An Hòa, Bàu Hai Năm, Bàu Đồn, Bàu Rong, Gia Bình, Phước Đông, Hiệp Thạnh, Thạnh Đức, Bến Kéo, Bời Lời).

Cơ cấu kinh tế:


Tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong đó, giảm tỷ trọng nông lâm - thuỷ sản; tăng tỷ trong công nghiệp, dịch vụ.

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Nông – lâm - thuỷ sản

35,12%

32,19%

30,41%

27,5%

Công nghiêp – xây dựng

25,62%

26,33%

25,9%

28%

Dịch vụ

39,25%

41,48%

43,69%

44,5%


Tốc độ tăng trưởng:


Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân giai đoạn 2006-2010 là 14%/năm

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

GDP

17,87%

17%

13,98%


Thu hút đầu tư:



Chat qua zalo