Thái Bình
Ông Trần Xuân Thành - Giám đốc - Sở Công Thương tỉnh Thái Bình
+84.91329102
socongthuong@thaibinh.gov.vn
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển phía Nam đồng bằng Sông Hồng, cận kề với khu vực tăng trưởng kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội); nơi phát tích của các Vương triều Trần, có nhiều di tích lịch sử văn hóa; nhân dân có truyền thống anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Tình hình chính trị được ổn định, trật tư an toàn xã hội luôn được đảm bảo, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế biển và du lịch; nguồn khí đốt trong đất liền và thềm lục địa cùng than nâu dưới lòng đất được đánh giá có trữ lượng lớn đang được quy hoạch để khai tác phục vụ phát triển công nghiệp. >> Xem chi tiết
Sở Công Thương tỉnh Thái Bình
Địa chỉ: Số 144 Lê Lợi, Thành phố Thái Bình
Điện thoại +84.91329102
Email: socongthuong@thaibinh.gov.vn
Website:www.socongthuong.thaibinh.gov.vn
Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp - xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm - thuỷ sản
Vị trí địa lý: Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển phía Nam Đồng bằng Sông Hồng, có bờ biển dài 54km. Phía Bắc giáp Hải Phòng, Hải Dương và Hưng Yên. Phía Tây giáp Hà Nam. Phía Nam giáp Nam Định. Phía Đông giáp biển Đông
Diện tích: 1.546,54
Dân số: 1.786.000
Địa hình: Địa hình bằng phẳng, không có đồi núi, ba mặt giáp sông và một mặt giáp biển. Đất đai phì nhiêu, màu mỡ được hình thành do phù sa bồi đắp.
Đơn vị hành chính: Thái Bình có 1 thành phố (đô thị loại II) và 07 huyện gồm: Huyện Đông Hưng, huyện Hưng Hà, huyện Kiến Xương, huyện Tiền Hải, huyện Vũ Thư, huyện Thái Thụy, huyện Quỳnh Phụ.
Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên du lịch:
Tài nguyên con người: Nguồn lao động trong độ tuổi: 1,73 triệu người. Trong đó lao động trong khu vực nông lâm chiếm 74,3%, công nghiệp và xây dựng chiếm 17%, khu vực dịch vụ - thương mại chiếm 8,7%. Lao động qua đào tạo chiếm 23,5% (công nhân kỹ thuật và nghiệp vụ 13,5%; trung cấp 5,5%; cao đẳng, đại học và trên đại học 4,5%).
Giao thông: Cơ sở hạ tầng giao thông tương đối thuận tiện - Quốc lộ 10 sang Nam Định, Hải Phòng; quốc lộ 39B nối Hưng Yên – Thị trấn Đông Hưng và TP Thái Bình – Thị trấn Diêm Điền; Đường 217 sang Hải Dương; Quốc lộ 37 nối cảng Diêm Điền với tỉnh Sơn La - Dự án Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh đi qua Thái Bình nối từ Hạ Long tới thành phố Ninh Bình. - Cầu Hiệp nối 2 tỉnh Thái Bình và Hải Dương, chiều dài cầu 542.5 m, khổ rộng 12m, tổng mức đầu tư 245.425 tỷ đồng. - Dự án xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng và tuyến đường bộ nối 2 tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (khởi công ngày 25/1/2010). - Giai đoạn 2 của dự án nối quốc lộ 10 với đường ven biển Tiền Hải - Thái Thuỵ. - Dự án tuyến đường ôtô cao tốc ven biển đang được chính phủ nghiên cứu khả thi, dự án tại Thái Bình qua 2 huyện: Thái Thụy và Tiền Hải - Đường 39B nối Thị trấn Thanh Nê với thị trấn Diêm Điền dài 28.9 km.
Hệ thống điện: Thái Bình đã có 100% số hộ dân được dùng lưới điện quốc gia. Hiện tỉnh có 01 trạm biến áp 220kV, 09 trạm biến áp 110kV và vận hành 12 tuyến đường dây 110kV có tổng chiều dài gần 206,12 km được bố trí trên tất cả 8 huyện, thành phố trong tỉnh.
Hệ thống nước: Có 58 Nhà máy nước sạch cung cấp cho các Khu công nghiệp và sinh hoạt
Hệ thống Bưu chính viễn thông: Không ngừng được tăng cường và hiện đại hoá. Hệ thống tổng đài STAREX - VK 23.784 số mới được đưa vào sử dụng. Ðến nay vệ tinh hoá 100% các trạm viễn thông và tổng số máy điện thoại hoạt động trên mạng là 37.680 máy, đạt mật độ 2,1 máy/100 dân. Dung lượng trên mạng là 29 trạm; dung lượng thuê bao lắp đặt cố định là 54.932 số. Truyền dẫn được sử dụng 100% trung kế E1 bằng cáp quang và vi ba số. 100% số xã đã có máy điện thoại và báo đọc hàng ngày.
Hệ thống Khu công nghiệp: Thái Bình hiện có 5 KCN là: KCN Nguyễn Đức Cảnh diện tích 102 ha; KCN Phúc Khánh diện tích 300 ha; KCN sử dụng khí mỏ Tiền Hải diện tích 128 ha; KCN Tiền Phong có diện tích 56 ha; KCN Cầu Nghìn diện tích 100 ha. Ngoài các khu công nghiệp trên, Chính phủ đã chấp nhận cho Thái Bình phát triển các KCN An Hoà (diện tích 400 ha); KCN Gia Lễ (diện tích 100 ha); KCN Đồng Tu (diện tích 50 ha); KCN Thanh Nê (diện tích 50 ha); KCN Diêm Điền (diện tích 100 ha); KCN Mỹ Xuyên (diện tích 100 ha).
Cơ cấu kinh tế:
- Có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp
Năm | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
Nông – lâm - thuỷ sản | 12,857% | 13,087% | 13,517% | 14,023% | 14,405% |
Công nghiêp – xây dựng | 14,450% | 16,228% | 17,950% | 19,430% | 22,435% |
Dịch vụ | 11,071% | 11,829% | 12,851% | 13,924% | 15,136% |
Năm | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
Xuất khẩu ( triệu USD) | 806,3 | 998,5 | 1.167,3 | 1.275,4 | 1.303,1 |
Nhập khẩu ( triệu USD) | 750,3 | 936,5 | 1.162,6 | 1.150,7 | 1.178,2 |
Tốc độ tăng trưởng:
Giai đoạn 2012 - 2016, nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân đạt
Năm |
2006 |
2007 |
2008 |
2009 |
2010 |
GDP |
10,4% |
11,5% |
|
|
12,3% |
Thu hút đầu tư: