Thị trường bất động sản công nghiệp 2020 Việt Nam diễn biến sôi động

Từ đầu năm 2019, Bất động sản công nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hơn nữa, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biên phức tạp như hiện nay, bất động sản công nghiệp một lần nữa khẳng định sức hút dòng vốn FDI về Việt Nam.

Nhận thấy tiềm năng trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp, nhiều doanh đã bắt đầu manh nha đầu tư các khu công nghiệp từ những năm trước 2019. Từ 2019 với chính sách ưu đãi đầu tư nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam đã trở thành một điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Singapore,…

Những điểm hấp dẫn của Việt Nam

Theo quy hoạch, đến tháng 5/2020, cả nước có 561 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 201.000 ha, trong đó có 374 khu công nghiệp đã thành lập với diện tích khoảng 114.400 ha và 259 khu công nghiệp chưa thành lập với diện tích khoảng 86.600 ha. Với quỹ đất công nghiệp lớn giúp Việt Nam thu hút nhiều dự án từ các nhà đầu tư lớn từ nước ngoài.

“Việt Nam đang nổi lên như là một nền kinh tế có triển vọng hồi phục đầy tích cực sau đại dịch Covid-19, môi trường kinh doanh cải thiện tích cực và trở thành điểm đến an toàn của thế giới, nhiều hiệp định thương mại tự do chính thức có hiệu lực. Việc đặt cứ điểm ở một quốc gia có môi trường kinh tế, chính trị ổn định sẽ giúp hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt, hạn chế những yếu tố rủi ro tác động từ bên ngoài.

Nguồn lao động dồi dào chi phí thấp cũng là một yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đặt nhà máy tại Việt Nam. So với các quốc gia trong khu vực Việt Nam là nước có giá lao động thấp giúp doanh nghiệp tiết kiệm được lượng lớn chi phí. Nhưng để đáp ứng được yêu cầu của một số ngành nghề lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện chất lượng lao động hơn nữa.

Chính phủ Việt Nam đã và đang đưa ra nhiều ưu đãi đầu tư nhằm thu hút nguồn vốn FDI, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Bên cạnh đó, khi đầu tư vào các khu công nghiệp tại Việt Nam các công ty sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế, những hỗ trợ trước và trong quá trình vận hành.

Thành tựu của bất động sản công nghiệp Việt Nam

Sau vài năm phát triển mạnh mẽ, thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đã có những thành tựu đáng tự hào. Theo báo cáo của Vụ Quản lý khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 3/2020, cả nước có 260 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 75,7%.

Những “ông lớn” như Samsung, Apple, Honda, Toyata, Canon, Unilever, Panasonic,... đã lựa chọn Việt Nam làm nơi đặt “cứ điểm” sản xuất. Thành công trong kiểm soát dịch bệnh Covid-19 cùng xu hướng dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc đang diễn ra ồ ạt là cơ hội để các khu công nghiệp Việt Nam hấp dẫn các doanh nghiệp chuyển dời từ Trung Quốc. Tuy nhiên, để thu hút được các nhà đầu tư lớn, cần làm tốt được khâu phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, nên cần tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, các chủ đầu tư chuẩn bị được quỹ đất sạch một cách nhanh nhất.

Hạn chế cản trở bất động sản công nghiệp Việt Nam

Sự tương tác, liên kết giữa các chủ đầu tư khu công nghiệp với các trường nghề, các chính quyền địa phương để tạo điều kiện để nâng cao tay nghề của lao động còn hạn chế. Để khắc phục điều này, các địa phương trong cả nước cần kết nối với nhau để tạo được sự đồng bộ trong quy trình sản xuất kinh doanh, giảm chi phí cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm hấp dẫn họ dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc vào Việt Nam.

Trở ngại của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài là lực lượng lao động địa phương, nguồn lao động, chất lượng lao động lành nghề còn thiếu.

" Nhà nước quan niệm khu công nghiệp là rất quan trọng nên cần phải quản chặt. Nhưng, thực tế là càng quản chặt càng "teo" lại, các khu công nghiệp cần phải đẩy ra thị trường mới lớn được Nhà nước chỉ cần có quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, sau đó đẩy nó ra thị trường, tự nó sẽ phát triển. Còn nếu để như hiện nay, nếu không thay đổi sẽ lệch về tư duy, cản trở các nhà đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam " theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường.

Không giống thị trường bất động sản nhà ở, nhà đầu tư bất động sản công nghiệp phải bỏ vốn lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng, khu sản xuất nhưng việc thu hồi vốn lại nhỏ giọt, nhà đầu tư gặp áp lực với tỷ lệ lấp đầy.

Các dịch vụ tiện ích đi kèm ở các khu công nghiệp còn rất nhiều hạn chế, chưa thể đảm bảo đời sống và sinh hoạt cho những người lao động. 

Kỳ vọng nào cho thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam

Làn sóng dịch chuyển nhà máy khỏi “công xưởng” Trung Quốc đang diễn ra mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Mặc dù có rất nhiều đổi thủ cạnh tranh lớn là Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ nhưng chúng ta vẫn cố gắng tận dụng vị trí tiếp giáp, chi phí thấp, nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy chỉ thu hút được 1/10 dòng vốn FDI này cũng là thành công của Việt Nam.

Cải cách thủ tục hành chính và quá trình phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp đang được các nhà đầu tư kỳ vọng cao nhằm giảm thời gian xét duyệt và đưa dự án vào vận hành. Thời gian 2-3 năm sẽ làm mất cơ hội “ngàn năm có một” như hiện tại.

Đồng bộ hóa dịch vụ tiện ích đi kèm các khu công nghiệp là vấn đề cần được chú tâm. Khi đời sống được đảm bảo, dịch vụ tiện ích cạnh khu công nghiệp phát triển sẽ giúp người lao động gắn bó hơn với công việc. Đây sẽ là điểm thu hút nhiều lao động đặc biệt là lao động có trình độ cao. Hệ thống nhà ở, nhà hàng, dịch vụ kèm theo đang là điểm trừ của bất động sản công nghiệp Việt Nam, đặt ra bài toán cần thay đổi.

Nắm bắt được tình hình thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam và nhu cầu của doanh nghiệp trên toàn thế giới, IIP VIETNAM là đơn vị uy tín trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, hỗ trợ thủ tục pháp lý, tư vấn đầu tư bất động sản công nghiệp tại Việt Nam giúp quá trình đầu tư được diễn ra nhanh chóng và thuận tiện, chúng tôi mong muốn sẽ trở thành cầu nối tin cậy nhất, giúp chủ đầu tư khu công nghiệp và các nhà đầu tư doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tìm đến nhau hơn.

Nhà nước quan niệm khu công nghiệp là rất quan trọng nên cần phải quản chặt. "Song, thực tế là càng quản chặt càng "teo" lại, các khu công nghiệp cần phải đẩy ra thị trường mới lớn được. 

Mọi thông tin cần tư vấn vui lòng liên hệ 1900.888.858 hoặc gửi thư về email info@iipvietnam.com để được hỗ trợ.

Chat qua zalo