THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SẼ NÓNG HỔI ĐƯỢC BAO LÂU?
Ngày:22/08/2020 10:19:23 SA
Trước những tác động thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam được đà tăng trưởng như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang tạo cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 là hồi chuông cảnh tỉnh cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia tích cực đa dạng chuỗi cung ứng nhằm hạn chế phụ thuộc vào Trung Quốc. Đây cũng là lý do giúp cho thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam lên ngôi.
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊN NGÔI
Từ nửa cuối năm 2018 đến nay tỉ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp (KCN) tại các tỉnh trọng điểm như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Dương, Bắc Ninh… tăng nhanh chóng.
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam lên ngôi
Các tập đoàn đa quốc gia tìm đến thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam như điểm đến đầu tư hấp dẫn. Đặc biệt, Việt Nam đã thu hút được các doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Singapore, Autralia… mạnh tay mở rộng nhà máy sản xuất tại các khu công nghiệp Việt Nam.
TẠI SAO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HẤP DẪN CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI?
1. Bất động sản công nghiệp Việt Nam nổi bật với quỹ đất khu công nghiệp dồi dào.
Theo số liệu từ Vụ Quản lí khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hết quý I năm 2020, Việt Nam có 335 khu công nghiệp đã được thành lập với diện tích đất tự nhiên đạt 97,8 nghìn ha; trong đó khoảng 66,1 nghìn ha là diện tích đất công nghiệp.
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam nổi bật với quỹ đất khu công nghiệp dồi dào
Trước xu thế chuyển dịch nhà máy khỏi Trung Quốc của các công ty nước ngoài. Chính phủ và địa phương Việt Nam nhanh chóng thực hiện mở rộng quỹ đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng để đáp ứng tốt yêu cầu thuê của các “ông lớn”.
2. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hướng đến quyết định đầu tư vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài chính là giá thuê đất khu công nghiệp Việt Nam.
Theo kết quả nghiên cứu của CBRE Việt Nam đưa ra, sự chênh lệch giá thuê bất động sản công nghiệp Việt Nam và Trung Quốc thể hiện rõ rệt. Theo đó, giá thuê đất khu công nghiệp trung bình tại Việt Nam hấp dẫn hơn, từ 100-140 USD/m2 cho một chu kỳ thuê, trong khi giá ở Trung Quốc đến 180 USD/m2 cho một chu kỳ thuê.
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam lợi thế vì giá thuê rẻ
Các tỉnh miền Bắc Việt Nam thu hút được phần lớn các tập đoàn mong muốn mở rộng nhà máy ngoài các cơ sở hiện đang có tại Trung Quốc, với hệ thống cơ sở hạ tảng cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt thêm nữa là vị trí cận kệ với Trung Quốc, Việt Nam được xem là điểm đến sáng giá nhất trong khu vực Đông Nam Á. Có vị trí gần kề Trung Quốc, cảng biển, sân bay và hệ thống giao thông ngày càng được cải thiện sẽ giúp cho quá trình vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm đến thị trường nhanh chóng và thuận tiện hơn.
3. Nhân công giá rẻ tiếp tục là điểm cộng của thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam.
Tại Hội nghị Các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam diễn ra tại Hà Nội, đại diện WB đã đưa ra những phân tích về chi phí và năng suất lao động tại Việt Nam. Theo đó, chi phí lao động trung bình ở Việt Nam đạt mức khoảng 2.739 USD/lao động. Đây là con số khá cao so với Lào, Myanmar, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Philippines. Tuy nhiên, con số này của Việt Nam lại thấp hơn nhiều so với các nước có nền kinh tế mới nổi như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil. Bên cạnh đó, chất lượng lao động Việt Nam đang ngày càng được cải thiện. Số lao động biết ngoại ngữ tăng nhanh đặc biệt là tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Hàn và Anh ngữ. Đây là lý do Việt Nam thu hút được các doang nghiệp lớn từ các quốc gia này bước chân vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt nam.
4. Chính phủ và địa phương dành những ưu đãi cho doanh nghiệp “đặt niềm tin” vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam
Cụ thể, các nhà đầu tư dự án vào khu công nghiệp, khu kinh tế. Sẽ nhận được sự hỗ trợ về thủ tục hành chính từ các cơ quan có thẩm quyền. Bao gồm: Thủ tục đầu tư, doanh nghiệp,đất đai,môi trường, xây dựng, lao động, thương mại theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, hỗ trợ công tác tuyển dụng lao động. Và những vấn đề khác liên quan trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Hơn nữa, chính sách ưu đãi về thuế đã và đang giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Việt Nam. Việt Nam đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc phát triển hạ tầng, công nghiệp phụ trợ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đang dần xóa bỏ những e ngại của các doanh nghiệp về tính khả thi, hay khả năng đảm bảo nguồn nhân lực và thay đổi chi phí phát sinh. Bên cạnh đó, Việt Nam đang cải thiện tính minh bạch của môi trường đầu tư giảm thiểu những lo ngại của nhà đầu tư nước ngoài.
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trên thực tế, sức cạnh tranh của Việt Nam còn thua Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ…Trong bối cảnh bất động sản công nghiệp Việt Nam đang bùng nổ, để đón đầu nguồn vốn FDI trực tiếp đổ mạnh vào Việt Nam thời gian qua, nhiều khu công nghiệp Việt Nam đã nỗ lực cải thiện, không ngừng thay đổi để thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, một số khu công nghiệp đã đầu tư triển khai xây dựng nhà xưởng cao tầng. Một xu hướng khác của thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam chính là tiến hành chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình "khu thương mại, dịch vụ gắn liên với đô thị hiện đại" nhằm tăng sức cạnh tranh, sức hấp dẫn hơn các “ông lớn” trên thế giới. Một số khu công nghiệp có vị trí thuận tiện, gần trung tâm đang đẩy mạnh chuyển đổi theo hướng đồng bộ, phát triển, bền vững;
Một số kiến nghị rằng, các khu công nghiệp Việt Nam có thể cung cấp nhà xưởng xây sẵn với quy mô nhỏ và đồng hành xuyên suốt cùng khách hàng từ lúc đầu tư đến quá trình hoạt động sản xuất. Điều này sẽ là bước tiến thu hút các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
CÁC NHÀ ĐẦU TƯ ĐANG QUAN TÂM ĐẾN PHÂN KHÚC NÀO CỦA THỊ TRƯƠNG BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM?
Hiệp định EVFTA sẽ ngày càng thu hút sự quan tâm của thị trường đến bất động sản công nghiệp Việt Nam. Trong vòng ba năm qua, bất động sản công nghiệp được đánh giá là phân khúc nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thị trường Việt Nam.
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam vùng ven đón sóng
Theo khảo sát thực tế từ thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam cho thấy,nhiều nhóm nhà đầu tư đang tìm những quỹ đất từ 500 đến 1.000ha để đầu tư khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm địa điểm để mở rộng sản xuất tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Nhưng các tỉnh vùng ven vẫn đang thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn nhờ quỹ đất khu công nghiệp dồi dào.
Trong đó, điều mà các nhà đầu tư để tâm chín là vị trí, kho bãi, hạ tậng giao thông kết nối đến cảng biển thì nhiều khu công nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng.
Điều kiện kinh tế ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu về dịch vụ đi kèm ngày càng cao. Các nhà đầu tư đang tìm kiếm các địa điểm có các dịch vụ đi kèm như y tế, trường học, trung tâm thương mại… để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho đỗi ngũ lao động phụ vụ trong các khu công nghiệp.
Do sự cản trở của dịch Covid-19, dòng nguồn vốn FDI đổ vào thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam giảm mạnh nhưng đây được xem là diễn biến tạm thời, vì thực tế rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang chờ đợi cơ hội để bước chân vào Việt Nam, trong đó phân khúc bất động sản công nghiệp sẽ trở thành điểm sáng.