Tiềm năng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu có ý nghĩa như thế nào với các nhà đầu tư quốc tế?
Ngày:23/04/2020 08:59:34 SA
Andy Ho, Giám đốc đầu tư VinaCapital cho biết các công ty đa quốc gia đang ngày càng đa dạng hóa hoạt động của họ tại Việt Nam, do ảnh hưởng kép từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc và đại dịch Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trả lời phỏng vấn đài CNBC, ông Andy Ho cho biết: "Việt Nam đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ trong 4 năm gần đây, GDP tăng trưởng 6,5 – 7%. Tuy nhiên, rõ ràng với tình hình Covid-19 như hiện này thì tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể sẽ bị giảm tới 3,5 – 4%, theo số liệu từ Fitch Ratings."
Theo ông Andy Ho, mặt tích cực ở đây chính là việc Việt Nam có cơ cấu dân số vàng với hơn 100 triệu người, trong đó phần đông là những người nằm trong độ tuổi 35. Và dĩ nhiên, mức chi tiêu và tiêu thụ của họ sẽ còn tăng mạnh nữa, chính điều đó tạo nên nhiều cơ hội cho các công ty tận dụng lợi thế này (sức tiêu thụ nội địa) để phát triển. Đây là điều sẽ xảy ra trong 2 – 3 năm nữa.
Theo CNN, trong bối cảnh Việt Nam chưa ghi nhận nhiều ca nhiễm và tử vong do Covid-19 so với các quốc gia láng giềng và hoàn toàn không thể không miễn dịch với suy thoái kinh tế trên toàn cầu, thì diễn biến tình hình hiện nay tại Việt Nam thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư quốc tế.
Câu hỏi được đặt ra là: "Trong vài tháng gần đây khi thế giới đang nói rất nhiều về việc Việt Nam sẽ là quốc gia hưởng lợi từ sự thay đổi trong chuỗi cung ứng do chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, và giờ họ có thể lo ngại nhiều hơn về các chính sách bảo hộ từ chính phủ, các nước dần nội địa hóa sản xuất vì Covid-19, và quan trọng nhất là các nhà xuất khẩu chắc chắn rằng đường cầu sẽ giảm mạnh tại Mỹ, châu Âu và các khu vực khác. Vậy điều này sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà đầu tư như ông Andy Ho?"
Andy Ho trả lời đài CNBC: "Đây là một câu hỏi hay. Chúng tôi cũng nhận được câu hỏi tương tự từ các nhà đầu tư của mình. ‘Điều gì sẽ xảy ra với sản lượng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tiếp theo?’. Những gì chúng tôi nhìn thấy là sự kết hợp giữa 2 cơ hội cho Việt Nam.
Một là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã khiến cho nhiều doanh nghiệp đa quốc gia phải đa dạng hóa nguồn cung, di dời nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc và đầu tư vào Việt Nam.
Hai là gián đoạn trong chuỗi cung ứng do Covid-19 mà chúng ta đã thấy trong đầu năm nay cũng sẽ đòi hỏi các công ty đa quốc gia đưa nguồn cung ứng ra khỏi Trung Quốc, và đưa vào Việt Nam, đặc biệt là các công ty trong ngành công nghiệp điện tử.
Ví dụ như hầu hết Airpod của Apple hiện giờ đang được sản xuất tại Việt Nam."
Ông Andy Ho cho biết thêm: "Vì thế chúng tôi nhìn thấy một sự kết hợp giữa chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và Covid-19 tạo ra gián đoạn nguồn cung ứng, khiến cho các công ty đa quốc gia phải đa dạng hóa các địa điểm sản xuất của họ sang các quốc gia khác như Việt Nam."
Đại diện từ VinaCapital cho rằng đó là một dấu hiệu tích cực, và nếu bạn nhìn vào chuỗi giá trị xuất khẩu của Việt Nam – đang khá thấp – đó là một dạng hiệu ứng Barbell. Dân lời Chuyên gia kinh tế trưởng của VinaCapital ông Andy Ho nói rằng một mặt, họ hi vọng vào chuỗi cung ứng sản phẩm chi phí thấp, mặt khác Việt Nam sẽ xuất khẩu các sản phẩm điện tử như Samsung Electronics đã làm.
"Nhưng một mặt khác nữa chính là những gì chúng tôi nhìn thấy ở đây rất giống với Walmart. Mọi người tiêu thụ các sản phẩm của Walmart với một tốc độ đáng kể, đặc biệt khi chúng ta bước vào một đợt suy thoái kinh tế trầm trọng. Điều này sẽ tạo ra lợi thế rất lớn cho các ngành công nghiệp tại Việt Nam", ông Andy Ho chia sẻ với CNBC.
Nguồn: Cafef.vn