Tổng Giám đốc WTO ấn tượng với những thành tựu phát triển của Việt Nam

Nguyên nhân một phần là các doanh nghiệp FDI đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thường sử dụng lượng lớn lao động (quản lý, chuyên gia) của mình. Việc hạn chế xuất nhập cảnh dẫn tới tình trạng thiếu nhân công để vận hành hoạt động của các nhà máy, ảnh hưởng lớn tới sản xuất, gián tiếp ảnh hưởng tới hoạt động xuất, nhập khẩu.

Nguồn nguyên vật liệu dự trữ có hạn, chủ yếu đủ phục vụ cho sản xuất đến hết tháng 3/2020. Với tình trạng như hiện nay, các doanh nghiệp trong nước và FDI trong một số ngành như sản xuất thức ăn chăn nuôi, may mặc, điện tử,… thiếu nguyên vật liệu đầu vào vì phụ thuộc lớn vào nhập khẩu. Nếu quý I/2020 dịch bệnh được khống chế thì các công ty, nhà máy tại Trung Quốc hiện đang ngưng trệ do dịch bệnh phải mất một thời gian mới phục hồi sản xuất.

Một số ngành dự báo bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh khiến tốc độ tăng trưởng giảm so cùng kỳ là: Ngành sản xuất chế biến thực phẩm (tỷ trọng 3,32%): Công ty TNHH thức ăn dinh dưỡng động vật EH Hà Tây, Công ty TNHH Newhope chủ yếu nhập nguyên liệu từ Trung Quốc... do đó sản lượng giảm; ngành sản xuất đồ uống (tỷ trọng 3,69%): Do ảnh hưởng của Nghị định 100 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt nên sản lượng rượu bia của các công ty như Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; Công ty Bia Sài Gòn - Hà Nội,... dự báo sẽ giảm 50%; Công nghiệp dệt (tỷ trọng 2,38%), sản xuất trang phục (tỷ trọng 8,2%), do 1 số công ty may trên địa bàn hiện nhập nguyên liệu từ Trung Quốc và hàng hóa được xuất khẩu qua thị trường này.

Nếu dịch diễn biến phức tạp kéo dài sang quý II, ngành da giầy sẽ ảnh hưởng đến nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô nhỏ phải nhập khẩu nguyên phụ liệu theo đường biên giới (đường bộ), ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học chiếm tỷ trọng 4,9% cũng sẽ bị ảnh hưởng do các biện pháp kiểm dịch sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn cung ứng đầu vào phục vụ sản xuất cũng như thị trường tiêu thụ cho ngành điện tử, đặc biệt là ảnh hưởng đến nguồn linh phụ kiện đầu vào cho sản xuất trong nước. Một số các công ty lớn trong ngành có hoạt động xuất nhập từ Trung Quốc lớn như Công ty TNHH Canon việt Nam; Công ty TNHH Meiko Việt Nam; Công ty TNHH Panasonic Industrial;...

Sản xuất xe có động cơ (tỷ trọng 5,05%), Công ty TNHH Denso Việt Nam sản xuất phụ tùng ô tô xuất sang Trung Quốc chiếm 22%; Công ty LD TNHH Hino motor Việt Nam sản xuất lắp ráp ô tô cũng nhập một phần phụ tùng từ Trung Quốc.

Cùng với việc ngưng trệ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp FDI Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản thì các doanh nghiệp sản xuất phụ trợ cũng sẽ bị ảnh hưởng do phụ thuộc vào sự phát triển của doanh nghiệp FDI.

Để giảm thiểu sự tác động đối với lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội đề ra giải pháp đẩy mạnh đầu tư hạ tầng và lấp đầy các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, sản phẩm công nghiệp chủ lực, tiểu thủ công nghiệp - làng nghề,...

Đồng thời tìm kiếm thị trường thay thế nguồn cung cho đầu vào sản xuất của các ngành bị ảnh hưởng bởi Covid-19 (nhất là linh kiện điện tử, ô tô, xe máy). Tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa (nhất là thị trường châu Phi), giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Bên cạnh đó, sẽ đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thay thế nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, những mặt hàng phục vụ thị trường trong nước, các mặt hàng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh như: thiết bị y tế, dược phẩm, sản phẩm bảo hộ sức khỏe,…

Nguồn: chinhphu.vn

Chat qua zalo