TỔNG QUAN VỀ EVFTA VÀ CƠ HỘI CHO BẤT ĐỘNG SẢN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM.

Vào ngày 08/06 vừa qua, Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), hiệp định được nhất trí thông qua với 94,62% số phiếu chấp thuận và dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 7 hoặc tháng 8 năm nay. EVFTA được hi vọng sẽ mang lại sự thúc đẩy cần thiết cho các ngành công nghiệp của Việt Nam sau đại dịch Covid 19.

Tổng quan về hiệp định EVFTA

EVFTA là một hiệp định đầy tham vọng khi cắt giảm 99% nghĩa vụ thuế quan giữa Việt Nam và EU. Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, các FTA này dự kiến sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam thêm 4,6% và tăng tỉ trọng xuất khẩu sang EU tăng thêm 42,7% vào năm 2025. Khi EVFTA được thực thi, 65% thuế đối với hàng xuất khẩu của EU sang Việt Nam sẽ được cắt giảm trong khi phần còn lại cũng sẽ được gỡ bỏ trong khoảng thời gian 10 năm tới. Song song với đó Hàng Việt Nam xuất khẩu sang EU cũng sẽ được miễn giảm 71% thuế và con số này sẽ tiếp tục tăng lên đến 99% trong 7 năm tiếp theo

EVFTA được coi là một thỏa thuận song phương thế hệ mới - nó chứa các điều khoản quan trọng đối với quyền sở hữu trí tuệ (IP), tự do hóa đầu tư và phát triển bền vững. Điều này bao gồm cam kết thực hiện các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Công ước Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu.

Đối với Việt Nam, việc loại bỏ thuế quan sẽ có lợi cho các ngành xuất khẩu chính, bao gồm sản xuất điện thoại thông minh và các sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép và các sản phẩm nông nghiệp, ví dụ như cà phê. Tăng khối lượng xuất khẩu Việt Nam sang EU, FTA sẽ tạo điều kiện mở rộng các ngành công nghiệp này, cả về vốn cũng như cơ hội việc làm cho lao động Việt Nam.

Ngành dệt may

Cả Việt Nam và EU đã đưa ra một khung thời gian cam kết cho tự do hóa tất cả các mức thuế. Điểm mấu chốt trong số các cam kết này là thời hạn 7 năm đối với các sản phẩm dệt may và giày dép của Việt Nam. Một tỉ lệ rất lớn hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU là hàng tiêu dùng như quần áo, dệt may và giày dép, FTA có thể giúp tăng trưởng đáng kể khối lượng thương mại trong ngành hàng này.

Ngành điện tử

Khi Việt Nam tiếp tục phát triển, ngành sản xuất sẽ chuyển dịch sang lĩnh vực chế tạo các sản phẩm công nghệ tiên tiến hơn, như điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác. Mặc dù hiện tại Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh về ngành sản xuất thiết bị thông minh, FTA mang đến cho Việt Nam cơ hội chưa từng có để dẫn đầu về các sản phẩm điện tử, và do đó việc mở rộng ngành công nghiệp vừa chớm nở này có thể là một bước đi đúng đắn cho các cho các doanh nghiệp địa phương cũng như các Nhà đầu tư nước ngoài đang có ý định thâm nhập vào thị trường Việt Nam..

Dược phẩm

Thị trường dược phẩm Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư EU. Khi EVFTA có hiệu lực, khoảng một nửa lượng dược phẩm nhập khẩu từ EU sẽ được miễn thuế ngay lập tức, phần còn lại được miễn thuế sau bảy năm. Các công ty dược phẩm nước ngoài sẽ được phép thành lập các công ty ủy quyền để bán tại thị trường Việt Nam. Các đơn vị này có thể xây dựng nhà máy sản xuất hoặc kho xưởng riêng của họ. Mặc dù thị trường dược phẩm Việt Nam đã phát triển đáng kể, nhưng nó vẫn chỉ đáp ứng 52% nhu cầu thị trường.

Cơ hội nào cho Bất động sản công nghiệp Việt Nam.

Việt Nam và EU là đối tác thương mại lâu dài, các nhà đầu tư EU đã đầu tư hơn 23,9 tỷ USD vào 2.133 dự án tại Việt Nam trong năm ngoái. Đồng thời các nhà đầu tư EU đang hoạt động trong 18 lĩnh vực kinh tế trên địa bàn 52 trong số 63 tỉnh của Việt Nam. Các lĩnh vực đầu tư nổi bật nhất là ngành sản xuất, trong đó tiêu biểu là sản xuất điện tử và ngành bất động sản trong đó đáng chú ý là đầu tư bất động sản công nghiệp.

Phần lớn đầu tư của EU đã tập trung vào các khu vực có cơ sở hạ tầng tốt, như Hà Nội, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai. 24 quốc gia thành viên EU được đầu tư vào Việt Nam, trong đó Hà Lan chiếm vị trí hàng đầu theo sau là Pháp và Anh.

Ở cấp độ khu vực, Việt Nam hiện là đối tác thương mại quan trọng thứ hai của EU trong số tất cả các thành viên ASEAN - vượt qua các đối thủ khu vực Indonesia và Thái Lan, trong những năm gần đây. Thương mại ngày càng tăng giữa EU và Việt Nam cũng giúp củng cố vị thế ASEAN với tư cách là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU.

Dựa trên các phân tích nói trên, có thể thấy được, Việt Nam còn nhiều dư địa cho các nhà đầu tư EU khai thác. Đặc biệt trong bối cảnh hiệp định EVFTA được thông qua, Việt Nam có rất nhiều lợi thế để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư EU nói riêng.

Cụ thể, khi EVFTA được thực thi, rất nhiều nhà đầu tư EU hoặc các nhà sản xuất nhắm tới thị trường EU sẽ có được nhiều lợi thế khi đầu tư hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Nhất là trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang đẩy nhanh làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng sang các nước khác ngoài Trung Quốc. Thì EVFTA như một sự thúc đẩy quý giá giúp Việt Nam có thêm điểm cộng trong mắt các nhà đầu tư lớn. Nhờ đó, nhu cầu về nhà máy, kho xưởng cũng sẽ tăng lên. Thực tế theo nhận định của nhiều chuyên gia, nhu cầu Bất động sản Công nghiệp từ các công ty Châu Âu đã tăng lên trong thời gian chờ Hiệp định được phê duyệt.

Nhìn vào các ngành nghề xuất khẩu chính của 2 bên EU và Việt Nam theo EVFTA, có thể thấy ngoài cơ hội mở các cơ sở sản xuất hoàn toàn mới, cho các lĩnh vực chế tạo Công nghệ cao thì chắc chắn các ngành sản xuất mũi nhọn như hàng dệt may, giày dép, chế biến nông sản cũng sẽ được mở rộng sản xuất hơn vì tỉ trọng xuất khẩu của các ngành hiện hữu này vào thị trường Châu Âu chắc chắn sẽ tăng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thuộc cộng đồng EU bao gồm nhiều các quốc gia phát triển có thể vào Việt Nam để thành lập các nhà máy sản xuất trực tiếp hoặc chi nhánh kinh doanh thương mại với các kho, xưởng đặt tại Việt Nam. Chính vì vậy nhìn nhận ở tất cả các góc độ, EVFTA tạo đà cho sự tăng trưởng nhu cầu về Bất động sản Công nghiệp tại Việt Nam.

Đón nhận cơ hội

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, Việt Nam luôn cần nhìn nhận vào thực tế để không ngừng cải tạo môi trường đầu tư của mình.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh đánh giá: "Đón nhận và ứng xử với xu hướng dịch chuyển này ra sao để tốt nhất cho thị trường là vấn đề. Theo tôi, cần nâng cao chất lượng hạ tầng, nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh từ việc phát triển hạ tầng, công nghiệp phụ trợ để thu hút đầu tư vào BĐS công nghiệp. Văn phòng làm việc sẽ sôi động; căn hộ cho thuê, hộ gia đình cũng như các dịch vụ liên quan đến giáo dục, vui chơi, giải trí, mua sắm… cũng sẽ được thúc đẩy từ sự phát triển của BĐS công nghiệp" - ông Lê Hoàng Châu nói.

Ngoài ra việc minh bạch hóa môi trường kinh doanh cũng là băn khoăn của nhà đầu tư. Nhiều chuyên gia nước ngoài khuyến nghị: việc nâng cao tính minh bạch của môi trường kinh doanh sẽ giúp giảm thiểu những lo ngại của nhà đầu tư và nâng tiêu chuẩn chất lượng sản xuất tại Việt Nam.

Thấu hiểu những khó khăn trong quá trình minh bạch thông tin bất động sản công nghiệp, ông Đoàn Duy Hưng - CEO IIP VIETNAM đã quyết tâm xây dựng nên một cổng thông tin bất động sản công nghiệp Việt Nam http://iipvietnam.com/ với mục đích:

1. Tạo một Website cung cấp thông tin minh bạch về các dự án bất động sản công nghiệp đang kêu gọi đầu tư, các chính sách, ưu đãi, môi trường đầu tư của từng tỉnh giúp cắt giảm số lượng lớn khâu trung gian và hàng loạt các giao dịch phức tạp khác, giúp cho quá trình mua, bán, sang nhượng, cho thuê đất khu công nghiệp diễn ra nhanh chóng, dễ dàng với chi phí tiết kiệm nhất.

2. Tạo ra một kênh tin tức bất động sản công nghiệp (viết bằng 5 ngôn ngữ Việt - Anh - Nhật - Hàn - Trung) với những đánh giá, nhận định chuyên sâu từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp, mang đến cái nhìn toàn cảnh về thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài.

3. Giúp các nhà đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí tìm hiểu về các thủ tục pháp lý cũng như các yếu tố đặc thù khác của ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam.

4. Ứng dụng công nghệ 4.0 giúp các chủ đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận, trực tiếp quan sát và lựa chọn các KCN/CCN tại Việt Nam, phục vụ cho việc xúc tiến đầu tư KCN/CCN trên toàn thế giới một cách hiệu quả nhất.

Mọi thông tin liên hệ hợp tác, vui lòng gọi tới Hotline: 1900888858 hoặc Email: info@iipvietnam.com.

Trụ sở văn phòng: Tầng 7 Tòa nhà Lucky, 81 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

Chat qua zalo