Top 10 Khu công nghiệp lớn nhất miền Bắc

1. Khu công nghiệp ở Hà Nội 

Khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội

Khu công nghiệp Thăng Long là một trong những khu công nghiệp đầu tiên của miền Bắc, được thành lập vào năm 1997, với 58% vốn đầu tư của Nhật Bản.

Khu công nghiệp Thăng Long có tổng diện tích lên đến 302 ha. Vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đi xuất khẩu cũng như nhập các nguyên liệu từ những nơi khác

  • Cách trung tâm thành phố Hà Nội 15km

  • Cách cảng Cái Lân và cảng Hải Phòng khoảng 100km

Đến nay, khu công nghiệp Thăng Long đã thu hút 31 nhà đầu tư hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực điện tử, lắp ráp, sản xuất phụ tùng ô tô và xe máy. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được trang bị đầy đủ, hệ thống đường xá, điện nước hay xử lý chất thải đều được đảm bảo an toàn,

Khu công nghiệp Thạch Thất - Hà Nội

Sinh sau đẻ muộn hơn khu công nghiệp Thăng Long, khu công nghiệp Thạch Thất được thành lập vào năm 2007 với diện tích 150,12 ha.

Khu công nghiệp Thạch Thất nằm cạnh cao tốc Láng - Hòa Lạc, liền kề với những khu đô thị lớn cũng như khu công nghệ cao Hòa Lạc nên thuận lợi cho việc trao đổi và vận chuyển hàng hóa đi các tỉnh. Ngoài ra, KCN Thạch Thất còn gần với các cảng lớn như cảng Hải Phòng (130km), cảng Cái Lân (150km).

Với diện tích tương đối lớn, cơ sở hạ tầng được đầu tư hiện đại, dịch vụ hỗ trợ và lực lượng lao động dồi dào, khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai thích hợp cho nhiều ngành công nghiệp đa dạng ví dụ lắp ráp điện tử, hàng hóa tiêu dùng, công nghiệp nhẹ, xe ô tô,..

2. Khu công nghiệp Lương Sơn - Hòa Bình

Thành lập cùng năm với khu công nghiệp Thạch Thất, khu công nghiệp Lương Sơn có diện tích 82,9 ha. Khu công nghiệp Lương Sơn được cấp vốn đầu tư bởi 12 doanh nghiệp trong đó có 4 dự án FDI.

Ngoài hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại như: Hệ thống cấp điện; Hệ thống cấp nước sạch; Hệ thống thoát nước thải, nước mặt riêng biệt, không bị úng ngập, khu công nghiệp Lương Sơn được xây dựng hệ thống xử lý nước thải giúp đảm bảo an toàn.

Khu công nghiệp Lương Sơn hoạt động đa ngành, hiện nay đã thu hút được 26 dự án, trong đó có 12 dự án FDI và 14 dự án DDI.

3. Khu công nghiệp Khai Quang - Vĩnh Phúc

Khu công nghiệp Khai Quang có diện tích khá lớn, lên đến 216,24 ha.

Khu công nghiệp Khai Quang nằm trên thành phố Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc. Với vị trí thuận lợi, kỹ thuật đồng bộ, KCN này dẫn đầu về đầu tư FDI. Tính đến năm 2017, khu công nghiệp Khai Quang đã thu hút được 90 nhà đầu tư, đạt tỉ lệ lấp đầy 97,7%.

Nhóm ngành kêu gọi đầu tư là chế tạo thiết bị cơ khí chính xác; điện tử, điện lạnh, thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy; Sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại...

4. Khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng

Khu Công nghiệp Nomura là dự án Khu Công nghiệp do công ty liên doanh giữa Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng và Tập đoàn Tài chính Nomura (Nhật Bản).

Khu công nghiệp Nomura có tổng diện tích 153 ha. Vị trí KCN Nomura tại 2a Đường 208, TT. An Dương, An Dương, Hải Phòng. Vị trí này rất gần với cảng Hải Phòng ( chỉ 19km), vì vậy rất thuận lợi cho việc vận chuyển, xuất khẩu hàng hóa đi các nước.

Đến nay, khu công nghiệp này đã thu hút được 54 nhà đầu tư và tỉ lệ lấp đầy là 100%.

5. Khu công nghiệp Quang Châu - Bắc Giang

Khu công nghiệp Quang Châu là KCN lớn và quan trọng hàng đầu của tỉnh Bắc Giang, với tổng diện tích lên đến 426 ha. Khu công Nghiệp Quang Châu được đầu tư và xây dựng theo tổng thể kiến thức hiện đại gồm KCN - Khu đô thị - Khu vui chơi giải trí.

Ngoài ra, khu công nghiệp Quang Châu - Bắc Giang còn có vị trí lý tưởng về cả đường sông, đường bộ, và có thể dễ dàng vận chuyển ra các cảng biển.

  • Cách thủ đô Hà Nội 35 km

  • Cách sân bay quốc tế Nội Bài 35 km

  • Cách cảng Hải Phòng 115 km

  • Cách cảng Cái Lân 115 km

  • Cách cửa khẩu Hữu Nghị 105 km

Ngoài cơ sở hạ tầng, công nghệ, KCN Quang Châu còn cung cấp những dịch vụ hỗ trợ kèm theo như: đội phòng cháy chữa cháy, trung tâm y tế, các buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ.

6. Khu công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh

Khu công nghiệp Tiên Sơn được thành lập năm 1998 với diện tích 449 ha và tổng vốn đầu tư 834,3 tỷ đồng.

Khu công nghiệp Tiên Sơn có vị trí khá thuận lợi, nằm giữa Quốc lộ 1 và Tỉnh lộ 295B. Ngoài ra, KCN này còn gần 1 số cảng lớn, cảng quốc tế như:

  • Cách Sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 33km.

  • Cảng biển nước sâu Cái Lân (TP Hạ Long) khoảng 128 km.

  • Cảng biển Hải Phòng khoảng 122 km

  • Cửa khẩu Lạng Sơn khoảng 136 km.

Khu công nghiệp Tiên Sơn được đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng hiện đại, phục vụ cho quá trình kinh doanh, sản xuất của các nhà máy trong KCN cùng nhiều tiện ích công cộng phục vụ cho các cán bộ, công nhân viên.

7. Khu công nghiệp Đại An - Hải Dương

Khu công nghiệp Đại An được thành lập vào năm 2003 với diện tích 170.8 ha. Trong 16 năm qua, Khu công nghiệp Đại An đã đóng góp tích cực vào lĩnh vực của địa phương, từ đời sống xã hội, thu hút nguồn đầu tư (đặc biệt là đầu tư nước ngoài), giải quyết việc làm cho dân cư.

Đến nay, tỷ lệ lấp đầy của KCN Đại An đạt 96%, với hơn 87 dự án đầu tư. Trong đó, thu hút vốn nước ngoài trực tiếp từ 15 nước và có số vốn đầu tư lên đến 1,8 tỷ USD.

8. Khu công nghiệp Phố Nối A - Hưng Yên

Hưng Yên là một tỉnh ngày càng phát triển với nhiều dự án được đầu tư, trong đó có khu công nghiệp Phố Nối A. Khu công nghiệp Phố Nối A thu hút đầu tư từ năm 2005, sau 14 năm đã thu hút được gần 200 nhà đầu tư. Trong đó, 113 dự án trong nước và 83 dự án FDI.

Khu công nghiệp Phố Nối A được cho là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư và là nơi được khách hàng tin tưởng và gắn bó.

Với quy mô 596 ha, cùng nhiều cơ sở hạ tầng hiện đại, KCN Phố Nối A xứng đáng là 1 trong 10 khu công nghiệp lớn ở miền Bắc.

9. Khu công nghiệp Hòa Lạc ( Khu công nghệ cao Hòa Lạc)

Khu công nghệ Cao Hòa Lạc được thành lập từ năm 1998, với tổng diện tích 1.586ha và xây dựng theo mô hình thành phố khoa học. Vì vậy KCN Hòa Lạc hoạt động trên nhiều lĩnh vực và nhiều tiện ích khác nhau:

  • Khu phần mềm

  • Khu nghiên cứu và triển khai

  • Khu Giáo dục và đào tạo’

  • Khu Công nghiệp công nghệ cao

  • Khu Trung tâm

  • Khu Hỗn hợp

  • Khu Nhà ở

  • Khu Giải trí và thể dục thể thao

  • Giao thông và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

Sau 21 năm hoạt động, khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) thu hút được hơn 66.000 tỷ đồng vốn đầu tư và lấp đầy hơn nửa diện tích.

10. Khu công nghiệp Sông Công - Thái Nguyên

Khu công nghiệp Sông Công gồm 3 khu công nghiệp đó là:

Khu công nghiệp Sông Công 

  • Diện tích : 320 ha

  • Địa chỉ: P.Tân Quang, TX .Sông Công, Thái Nguyên

Khu công nghiệp Sông Công I:

  • Diện tich: 220 ha

  • Địa điểm : TX. Sông Công (xã Tân Quang)

Khu công nghiệp Sông Công II

  • Diện tích : 250 ha

  • Địa điểm: TX. Sông Công (xã Tân Quang)

Cùng với các khu công ngiệp khác trong tỉnh Thái Nguyên, khu công nghiệp Sông Công đang ngày càng phát triển và tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động tại đây cũng như một số tỉnh lân cận.

Trên đây là 10 khu công nghiệp lớn nhất ở miền Bắc. Ngoài ra, còn có thể kể đến: khu công nghiệp Đông Anh, KCN Tân Đông Hiệp, KCN Phú Tài, KCN Thăng Long 2,KCN Thanh Oai, KCN Sài Đồng B, KCN Đồng Văn, KCN Sóc Sơn, KCN Nội Bài, KCN Đình Trám, KCN Nam Đông Hà, KCN Nam Cấm, KCN Nam Sách. 

Chat qua zalo