Trung Quốc hiện quá phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài như thế nào?

Từ rất lâu trước khi Trung Quốc được coi như đối thủ công nghệ của Mỹ, Washington đã cố gắng để cản trở sự phát triển của công nghệ Trung Quốc.

Thông qua những thỏa thuận như hiệp định Wassenaar – cơ chế kiểm soát xuất khẩu đa phương, Mỹ và các nước đồng minh muốn đảm bảo rằng sự phát triển của công nghệ Trung Quốc tụt lại phía sau so với Mỹ và luôn giữ ở khoảng cách an toàn, theo nhận định của báo Nikkei trong bài báo mới đây. 

Kết quả, lĩnh vực công nghệ Trung Quốc dù có quy mô lớn và tăng trưởng cao phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ nước ngoài.

Câu chuyện về những gì xảy đến với Huawei Technologies chỉ là một ví dụ cho thấy tình thế dễ chịu tổn thương của ngành công nghệ Trung Quốc. Ngành công nghệ Trung Quốc dễ chịu tổn thương và thậm chí có thể sụp đổ nếu công nghệ nước ngoài đột nhiên biến mất.

Vài năm trước đây, người ta thậm chí không hề nghĩ đến kịch bản đó. Tuy nhiên, chính sách cực đoan của thời kỳ Donald Trump đã khiến cho nhiều doanh nghiệp tính đến khả năng này. 

Chương trình kiềm chế sự phát triển của ngành công nghệ Trung Quốc mà Mỹ đang dẫn đầu dựa trên suy nghĩ coi Trung Quốc là đối thủ. Giáo sư tại đại học Georgetown – Mỹ, ông Mario Daniels, nhận xét: “Trong lịch sử, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vốn luôn được coi như vũ khí kinh tế. Họ đã dựa vào ý tưởng rõ ràng về một kẻ thù”.

Trong vài năm qua, công cụ gây căng thẳng này đã ngày một rõ ràng hơn nhưng trên thực tế nó đã được sử dụng từ rất lâu rồi. Nhiều thập kỷ nay, phía Mỹ đã luôn muốn giữ Trung Quốc tụt hậu lại ít nhất 2 thế hệ so với những nước hàng đầu thế giới về công nghệ bán dẫn. 

Hơn thế nữa, khi mà doanh nghiệp Trung Quốc cố gắng tạo lập vị thế thị trường ở các cấp công nghệ thấp hơn, doanh nghiệp nước ngoài lập tức tấn công họ bằng loạt sản phẩm vượt trội hơn.

Có thể nói đến công nghệ của các máy in quang khắc hay còn gọi là in trên bề mặt nhẵn. Vào năm 2015, công ty Shanghai Micro Electronics cố gắng sản xuất thiết bị in trên bề mặt phẳng, một loại máy móc quan trọng trong quá trình sản xuất chip. 

Hiệp định Wassenaar lập tức được thay đổi, các doanh nghiệp nước ngoài chỉ được phép xuất những công nghệ kém phát triển sang Trung Quốc, để Trung Quốc chỉ có thể nhập được những sản phẩm công nghệ tụt hậu 2 thập kỷ. 

Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài không chỉ tập trung trong ngành bán dẫn. Trong ngành ô tô, lĩnh vực mà Trung Quốc đang giữ vị thế nước sản xuất ô tô lớn nhất thế giới xét đến cả quy mô sản xuất và doanh số bán ra. Khoảng 80% chip cần thiết cho động cơ ô tô cần phải nhập khẩu. Trung Quốc lần đầu mở cửa ngành ô tô đón doanh nghiệp nước ngoài vào năm 1978 với yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài nắm không quá 50% cổ phần trong bất kỳ liên doanh nào.

Tình trạng này kéo dài đến năm 2018 khi mà Bắc Kinh từng đặt mục tiêu loại bỏ toàn bộ trần sở hữu nước ngoài vào năm 2022. 4 thập kỷ kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa thể giúp các doanh nghiệp Trung Quốc làm chủ công nghệ sản xuất xe ô tô, chính vì vậy định nghĩa chuyển giao công nghệ bắt buộc phức tạp hơn so với nhiều người lầm tưởng. 

Có thể nhìn rõ thực trạng này qua con số 98% chip ô tô tại Trung Quốc được nhập ngoại. Tình trạng thiếu chip hiện tại cho thấy việc nguồn cung ứng bị gián đoạn sẽ có thể dẫn đến tình trạng nhiều nhà máy đóng cửa và sản xuất bị hỗn loạn.

Trong lĩnh vực y tế, nhập khẩu chiếm khoảng 80% tổng thiết bị công nghệ cao của Trung Quốc. Trong ngành hàng không, Trung Quốc chủ yếu dựa vào thiết bị và phụ tùng nước ngoài để sản xuất máy bay ARJ121 và máy bay C919 cỡ lớn. Trong mảng hệ thống máy tính, 90% linh kiện Trung Quốc cũng phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Chat qua zalo