Trước khi kỳ vọng đón các “ông lớn” đầu tư Việt Nam cần cải tổ lại ngành logistics

Những năm gần đây xu hướng hội nhập quốc tế đã tạo động lực cho ngành vận tải logistics phát triển mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tạo bước đệm vững chắc để Việt nam nhanh chóng trở thành một HUB logistics và sản xuất mới trong khu vực. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những bất cập lớn đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng của ngành này. Trong đó phải kể đến những rào cản liên quan tới Quy hoạch, như Quy hoạch vùng, Quy hoạch ngành và nhiều khó khăn còn tồn tại trong Văn bản đang quy định cho ngành dịch vụ logistics.

Trăn trở trong khâu quy hoạch

Chính phủ nên có bài toán để cải cách phát triển ngành logistics.

Với các lợi thế c Hiệp định Thương mại EVFTA, cơ hội thu hút thì ngành logistics Việt Nam cần có giải pháp phù hợp để bứt phá phát triển. Bởi logistics không chỉ là ngành dịch vụ vận chuyển hàng hoá giữa người bán đến người mua, giữa nhà máy đến cảng biển mà nó còn là xương sống của hội nhập và mạch máu của nền kinh tế.

Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là bài toán về quy hoạch.Trong đó, cần có chiến lược về Quy hoạch vùng, Quy hoạch ngành được đồng bộ, hay nói cách khác là phát triển chiến lược ngành Logisctics cùng với chiến lược phát triển hạ tầng với các ngành được đồng bộ.

Chẳng hạn như hạ tầng đường hành không, đường biển phải kết hợp với cảng biển; đường sắt cũng cần thúc đẩy để phát triển và phải đạt tiêu chuẩn Quốc tế. Ngoài ra, để thuận lợi lưu thông đường bộ thì cần có phương án kết nối giữa cửa khẩu biên giới và vận tải Quốc tế được thuận tiện.

Bên cạnh đó, "Chính phủ cần có chiến lược quy hoạch Logistics đa phương thức nhằm giảm tối đa chi phí và thời gian vận chuyển, xếp dỡ. Thủ tục giám sát xuất nhập khẩu của các cơ quan quản lý Nhà nước cần được tích hợp bằng Văn bản quy định của Việt Nam với thông lệ quốc tế, phù hợp theo quy định của Hiệp định song phương và đa phương. Thực hiện tốt được điều này sẽ nâng cao được năng lực của ngành logistics Việt Nam, và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với Trung Quốc" - ông Vũ Hoàng Thao - GĐ Công ty TNHH Đầu tư Hạ tầng ALS nhấn mạnh. 

Giải pháp phải phù hợp

Đưa ra giải pháp cho ngành logistics bà Nguyễn Thị Thảo Nhi – đại diện Công Ty CP Thanh Bình Phú Mỹ - KCN Chuyên Sâu Phú Mỹ III cho biết, nhằm khai thác được tối đa lợi thế của cảng biển và thúc đẩy ngành logistics Việt nam thì Chính phủ cần thực hiện nhiều giải pháp phát triển đồng bộ, từ phát triển cụm cảng đến phát triển các trung tâm logistics.

Như vậy chúng ta cần hiểu được điều mà khách hàng quan tâm hiện nay là gì, đó chính là vấn đề về chi phí vì chính chi phí sẽ tác động đến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp.

Đơn cử một vấn đề cấp thiết nữa là Cảng Cái Mép Thị Vải, đang là một cảng trung tâm lớn nhất cả nước, thuộc top 19 cảng nước sâu lớn của thế giới nhưng đến nay vẫn chưa có hệ thống soi chiếu Hải quan và hệ thống kiểm dịch. Một cụm cảng lớn như vậy mà những thiết bị đơn giản cũng không có, thì chúng ta khó mà hướng tới cạnh tranh ở khu vực. Không chỉ lên phương án phát triển cụm cảng, mà chúng ta cần phải phát triển các trung tâm logistics, ngành này phải có hệ thống cảng cạn ICD, phải được kết nối đồng bộ..

Ngoài những khó khăn trên, thì hiện nay doanh nghiệp logistics còn gặp rất nhiều khó khăn về việc tiếp cận đất đai hạ tầng do vấn đề giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các tỉnh còn nhiều thủ tục rườm ra, qua nhiều bước, nhiều khâu phức tạp gây khó khăn cho cho doanh nghiệp. Đại diện các doanh nghiệp logistics cũng cho rằng cũng cho rằng chúng ta cũng cần có những cải cách về thủ tục hành chính và giám sát phương tiện vận tải cần được cải tiến và cần có cơ chế giám sát song phương/đa phương để giảm tối đa chi phí và thời gian cho doanh nghiệp. Cải tiến cơ chế giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu là chủ yếu, ví dụ: thủ tục chuyển tiếp vận tải Container có hàng bằng việc “đổi đầu kéo/ đầu kéo quay đầu tại Điểm trung chuyển cửa khẩu”.

Đưa ra lời giải cho bài toán hạ tầng ông Thao cho biết để nhanh chóng, thuận lợi tiết kiêm chi phí, thời gian đi lại cho doanh nghiệp thì việc GPMB cần giao cho UBND tỉnh/thành phố thực hiện; đồng thời có cơ chế hỗ trợ, bồi thường, tái định cư để giải quyết nhanh chóng và dứt điểm GPMB cho chủ đầu tư thực hiện. Khi doanh nghiệp vào chỉ nhận bàn giao hạ tầng và setup lại hệ thống hoạt động. Do đó giải quyết được khâu tiến độ GPMB là một yếu tố cốt lõi, quyết định sự thành công và kịp thời nắm bắt, thực hiện được nhiều cơ hội đầu tư của doanh nghiệp.

Ngoài những khó khăn trên, đại diện Công ty TNHH Quốc tế DELTA cho biết: Việt Nam cần chuẩn bị nguồn lao động chất xám, bằng cách chú trọng về việc sử dụng nguồn quỹ đổi mới công nghệ quốc gia để tài trợ cho các chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao cho ngành logistics.

Trong đó cần đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đào tạo, chuyển giao công nghệ để xây dựng năng lực thiết kế, lắp đặt và bảo trì các hệ thống tự động hóa ứng dụng trong quản lý vận tải, kho hàng, trung tâm phân phối... Hỗ trợ vốn hay các điều kiện làm việc ban đầu cho các doanh nghiệp có ý tưởng về giải pháp nền tảng điện tử và các về ứng dụng liên quan. Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp có sẵn do các đối tác quốc tế, khu vực đã phát triển để tận dụng nguồn lực công nghệ và liên kết phát triển nhanh ra khu vực.

Khi các vấn đề xoay quanh ngành logistic được giải quyết sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc thu hút nguồn vốn FDI nước ngoài về Việt Nam. Các “ông lớn” sẽ thêm một điểm cộng để cân nhắc đầu tư tại Việt Nam.

Chat qua zalo