Tuyên Quang lựa chọn doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh : Vì mục tiêu phát triển bền vững
Ngày:07/11/2019 11:08:27 CH
Từ đầu năm 2019 đến nay, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 10 dự án với số vốn đăng ký trên 172,4 tỷ đồng, nâng tổng số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư toàn tỉnh lên 275 dự án. Có thể thấy, trong 3 năm trở lại đây, Tuyên Quang đã trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp. Việc lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm lực, uy tín đang được tỉnh ưu tiên, để giảm thiểu tối đa các “dự án treo”, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh.
Công nhân làm việc tại Nhà máy May Tuyên Quang, thôn Khuôn Ráng, xã Phúc Ứng (Sơn Dương). Ảnh Cao Huy
Sau sự kiện Vingroup khởi công Dự án Khu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng công cộng thuộc Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm cuối tháng 6 vừa qua, tỉnh ta tiếp tục nhận thêm nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn về lĩnh vực du lịch - dịch vụ tại đây và nhiều khu vực khác trong tỉnh, với quy mô đầu tư tương đương. Trong đó, Tập đoàn FLC được tỉnh chấp thuận chủ trương nghiên cứu đầu tư và ý tưởng quy hoạch dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao và giải trí huyện Sơn Dương, được xây dựng tại xã Tú Thịnh và Minh Thanh; Khu đô thị mới Trung Môn (huyện Yên Sơn); Khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao Thái Long … Các dự án được triển khai hầu hết kết nối với các trung tâm đô thị của tỉnh, các khu du lịch trọng điểm của tỉnh như suối khoáng Mỹ Lâm, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, du lịch tâm linh thành phố Tuyên Quang và các tỉnh trong khu vực tạo thành quần thể du lịch có tính liên kết mạnh mẽ, bảo đảm nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, dịch vụ trên địa bàn trong tương lai gần.
Ông Đỗ Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh cho rằng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn đầu tư vào Tuyên Quang bởi tỉnh ta có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, nông nghiệp sạch và cũng là địa phương có nguồn lao động trẻ, dồi dào.
Không chỉ vậy, ngay cả cách thức xúc tiến đầu tư cũng có sự chuyển biến. Trước đây việc khoanh định khu vực đất để doanh nghiệp đầu tư được thực hiện trên bản đồ, thì nay đã được đơn vị ứng dụng công nghệ triệt để. Khi doanh nghiệp đặt vấn đề có nhu cầu đầu tư vào khu vực nào, trung tâm sẽ sử dụng flycam và bản đồ vệ tinh gửi hình ảnh trực tiếp đến nhà đầu tư để họ dễ hình dung về điều kiện đất đai, diện tích quy hoạch trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Chính vì thế, chỉ trong 8 tháng đầu năm, đã có 8 doanh nghiệp mới đến tỉnh tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018; một nửa trong số đó đã quyết định lập dự án đầu tư vào tỉnh.
Khi đã trở thành điểm đến, thì việc ưu tiên lựa chọn các nhà đầu tư được tỉnh đặc biệt coi trọng. Trong đó có 4 ưu tiên hàng đầu: Công nghệ sản xuất tiên tiến, không ảnh hưởng đến môi trường; doanh nghiệp có uy tín và có tiềm lực; thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định; mức lương cho công nhân bằng hoặc cao hơn so với các doanh nghiệp trong khu vực. Để lựa chọn được những doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí này, hiện Trung tâm Xúc tiến đầu tư đã thay đổi cách thức thu hút đầu tư, thay vì chỉ thu hút doanh nghiệp, đơn vị phải thực hiện khảo sát ngược lại để nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này. Đồng thời, để không lãng phí quỹ đất đầu tư, tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp khi có dự án muốn đầu tư vào tỉnh phải thiết kế chi tiết các hạng mục chương trình mà doanh nghiệp sẽ xây dựng trên diện tích đất yêu cầu và có thiết kế bảo vệ môi trường đầy đủ. Các dự án đang triển khai sẽ được theo dõi tiến độ chặt chẽ để tránh tình trạng “đầu tư cho có” để giữ đất, lãng phí quỹ đất của tỉnh.
Theo tính toán, các dự án lớn đã khởi công khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho ít nhất 14 nghìn lao động. Trong đó, riêng trong năm 2019, theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư, có ít nhất 2 dự án sẽ khởi công, đi vào hoạt động là dự án Nhà máy Giày da Chung Jye tại Hàm Yên và dự án nuôi trồng thủy sản của Tập đoàn Mavin tại Na Hang.
Hiện Tuyên Quang đang tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, với mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư với mục tiêu không ảnh hưởng đến môi trường, vì sự phát triển bền vững.
Sau sự kiện Vingroup khởi công Dự án Khu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng công cộng thuộc Khu du lịch Suối khoáng Mỹ Lâm cuối tháng 6 vừa qua, tỉnh ta tiếp tục nhận thêm nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn về lĩnh vực du lịch - dịch vụ tại đây và nhiều khu vực khác trong tỉnh, với quy mô đầu tư tương đương. Trong đó, Tập đoàn FLC được tỉnh chấp thuận chủ trương nghiên cứu đầu tư và ý tưởng quy hoạch dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng, thể thao và giải trí huyện Sơn Dương, được xây dựng tại xã Tú Thịnh và Minh Thanh; Khu đô thị mới Trung Môn (huyện Yên Sơn); Khu đô thị sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao Thái Long … Các dự án được triển khai hầu hết kết nối với các trung tâm đô thị của tỉnh, các khu du lịch trọng điểm của tỉnh như suối khoáng Mỹ Lâm, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, du lịch tâm linh thành phố Tuyên Quang và các tỉnh trong khu vực tạo thành quần thể du lịch có tính liên kết mạnh mẽ, bảo đảm nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, dịch vụ trên địa bàn trong tương lai gần.
Ông Đỗ Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh cho rằng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lớn lựa chọn đầu tư vào Tuyên Quang bởi tỉnh ta có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, nông nghiệp sạch và cũng là địa phương có nguồn lao động trẻ, dồi dào.
Không chỉ vậy, ngay cả cách thức xúc tiến đầu tư cũng có sự chuyển biến. Trước đây việc khoanh định khu vực đất để doanh nghiệp đầu tư được thực hiện trên bản đồ, thì nay đã được đơn vị ứng dụng công nghệ triệt để. Khi doanh nghiệp đặt vấn đề có nhu cầu đầu tư vào khu vực nào, trung tâm sẽ sử dụng flycam và bản đồ vệ tinh gửi hình ảnh trực tiếp đến nhà đầu tư để họ dễ hình dung về điều kiện đất đai, diện tích quy hoạch trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Chính vì thế, chỉ trong 8 tháng đầu năm, đã có 8 doanh nghiệp mới đến tỉnh tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2018; một nửa trong số đó đã quyết định lập dự án đầu tư vào tỉnh.
Khi đã trở thành điểm đến, thì việc ưu tiên lựa chọn các nhà đầu tư được tỉnh đặc biệt coi trọng. Trong đó có 4 ưu tiên hàng đầu: Công nghệ sản xuất tiên tiến, không ảnh hưởng đến môi trường; doanh nghiệp có uy tín và có tiềm lực; thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định; mức lương cho công nhân bằng hoặc cao hơn so với các doanh nghiệp trong khu vực. Để lựa chọn được những doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí này, hiện Trung tâm Xúc tiến đầu tư đã thay đổi cách thức thu hút đầu tư, thay vì chỉ thu hút doanh nghiệp, đơn vị phải thực hiện khảo sát ngược lại để nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này. Đồng thời, để không lãng phí quỹ đất đầu tư, tỉnh yêu cầu các doanh nghiệp khi có dự án muốn đầu tư vào tỉnh phải thiết kế chi tiết các hạng mục chương trình mà doanh nghiệp sẽ xây dựng trên diện tích đất yêu cầu và có thiết kế bảo vệ môi trường đầy đủ. Các dự án đang triển khai sẽ được theo dõi tiến độ chặt chẽ để tránh tình trạng “đầu tư cho có” để giữ đất, lãng phí quỹ đất của tỉnh.
Theo tính toán, các dự án lớn đã khởi công khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho ít nhất 14 nghìn lao động. Trong đó, riêng trong năm 2019, theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư, có ít nhất 2 dự án sẽ khởi công, đi vào hoạt động là dự án Nhà máy Giày da Chung Jye tại Hàm Yên và dự án nuôi trồng thủy sản của Tập đoàn Mavin tại Na Hang.
Hiện Tuyên Quang đang tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, với mục tiêu trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư với mục tiêu không ảnh hưởng đến môi trường, vì sự phát triển bền vững.